abbycard

Cách chia sẻ máy in qua mạng LAN đơn giản mà mất kỳ ai cũng nên biết

Cách chia sẻ máy in qua mạng LAN đơn giản mà mất kỳ ai cũng nên biết là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

Hướng dẫn chia sẻ máy in qua mạng LAN trên Windows 10

Tìm hiểu về cách chia sẻ máy in qua mạng LAN trên Windows 10

1. Khái niệm mạng LAN

LAN có tên gọi đầy đủ là Local Network Area (Mạng cục bộ). Mạng LAN được hiểu là sự kết hợp của nhiều thiết bị được kết nối lại với nhau trong một hệ thống mạng tại một khu vực nhất định (Công ty, trường học, nhà ở,…).

Việc ghép nối các thiết bị trong cùng một hệ thống cho phép các thiết bị này trao đổi dữ liệu với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng (chia sẻ tập tin, hình ảnh, máy in, …).

Cùng với sự phát triển công nghệ mỗi ngày đều tăng cao, mạng LAN ngày càng được phát triển và hoạt động với nhiều hình thức khác, ví dụ như WAN – các mạng LAN được kết nối lại với nhau thông qua thiết bị định tuyến (Router) hay WLAN (Wireless Local Network Area) mạng LAN không dây – các máy tính kết nối vào mạng thông qua Wi-Fi.

2. Để thiết lâp mạng LAN cần những gì?

Điều đầu tiên cần thiết nhấ

Tiếp đó là tất cả các máy phải có Card mạng NIC, với mạng nội bộ sử dụng tín hiệu không dây thì cần có card mạng có thể thu phát được tín hiệu không dây hay còn gọi là card wifi.

Laptop thì có card mạng có thể kết nối cả Cap và wifi nhưng với máy tính case thì bạn cần phải mua bổ xung nếu muốn kết nối mạng không dây.

3. Tại sao cần chia sẻ máy in?

Văn phòng của Bạn có nhiều máy tính, có nhiều người cùng có nhu cầu sử dụng máy in,mà trong văn phòng lại chỉ có 1 hoặc 2 máy in. Tại sao bạn lại không chia sẻ máy in cho tất cả mọi người, thay vì phải mua thêm máy in mới.

4. Trước khi chia sẻ máy in qua mạng LAN cần những gì?

Để đảm bảo việc chia sẻ máy in được suôn sẻ bạn cần chuẩn bị một số yếu tố:

  • 1 máy in hoạt động tốt
  • Ít nhất là 2 máy chạy Windows 10 còn hoạt động tốt.
  • 1 máy được kết nối với máy in (máy chủ)
  • Các máy còn lại sẽ kết nối với máy chủ thông qua mạng LAN

5. Cách chia sẻ máy in qua mạng lan win 10

Bước 1: Bấm tổ hợp phím “Windows + R” để mở hộp thoại Run, sau đố nhập vào “control” và nhấn “Enter” để truy cập vào Control Panel.

Bước 2: Trong cửa sổ mới bạn nhấn chọn “Devices and Printers”, cửa sổ mới hiện ra. Tại đây bạn sẽ thấy những thiết bị máy in mà bạn đã và đang kết nối.

Hướng dẫn chia sẻ máy in qua mạng LAN trên Windows 10

Nhấn chọn “Devices and Printers” để cửa sổ mới hiện ra

Bước 3: Nhấp chuột vào máy in đang kết nối với máy tính, chọn dòng “Set as default printer” để cài đặt máy in này làm mặc định.

Tiếp đó bạn nhấn chọn “Printer properties” để mở hộp thoại chia sẻ.

Bước 4: Cửa sổ mới hiện ra, bạn chuyển qua Tab “Sharring” và nhấn chọn vào mục “Share this printer” để bắt đầu chia sẻ máy in này với máy khác, bấm “OK” sau khi thiết lập xong.

Bước 5: Quay trở lại màn hình “Control Panel”, lần này bạn chọn mục “Network and Sharing Center”.

Hướng dẫn chia sẻ máy in qua mạng LAN trên Windows 10

Nhấn chọn “Network and Sharing Center”

Bước 6: Tại cửa sổ mới bạn nhấn chọn mục “Change advanced sharing settings” ở danh mục bên trái.

Bước 7: Tại cửa sổ mới, bạn tiến hành thiết lập như sau:

  • Network discovery: Nhấn chọn mục Turn on
  • File and printer sharing: Nhấn chọn mục Turn on
  • HomeGroups connections: Nhấn chọn mục Allow Windows to manage…

Bước 8: Kéo xuống mục “Password protecting sharing”, tại đây bạn nhấn chọn “Turn off password protected sharing” và nhấn chọn “Save changes” để lưu lại.

Nếu bạn chọn “Turn on” ở bước này thì các máy con truy cập vào sẽ phải nhập mật khẩu.

6. Cách kết nối máy in qua mạng LAN Windows 10

Những bước trên là bạn đã hoàn thành việc chia sẻ máy in trên Windows 10 rồi, tiếp theo tới công đoạn kết nối từ máy khác.

Bước 1: Truy cập vào “Control Panel” sau đó nhấn chọn “Devices and Printers”

Bước 2: Tại đây chưa có thiết bị nào được kết nối, bạn nhấn vào “Add a printer” để máy tính quét các thiết bị đang được kết nối với máy tính.

Hướng dẫn chia sẻ máy in qua mạng LAN trên Windows 10

Nhấn chọn “Add a printer” để máy tính quét các thiết bị 

Bước 3: Khi cửa sổ quét thiết bị xuất hiện bạn nhấn chọn “The printer that I want isn’t listed” để tìm thiết bị ở máy khác.

Bước 4: Màn hình tiếp theo bạn nhấp chọn mục “Select a shared printer by name”, nhấn chọn “Browse” để duyệt tìm các máy trong mạng LAN

Bước 5: Nhấn chuột vào máy tính có chia sẻ máy in, sau đó chọn máy in chia sẻ từ máy đó. Nhấn “Next” để máy tính bắt đầu quét và cài đặt driver cho máy in đó nếu thiếu.

Hướng dẫn chia sẻ máy in qua mạng LAN trên Windows 10

Nhấn chuột vào máy tính có máy in chia sẻ

Bước 6: Sau khi đã cài đầy đủ driver bạn chỉ việc nhấn “Next” và “Finish” ở các bước kế tiếp là có thể hoàn thành việc kết nối máy in thông qua mạng LAN.

7. Lợi ích của mạng LAN

  • Khả năng chia sẻ tài nguyên: Với các không gian lưu trữ mạng lưới thiết bị ngoại vi như máy tính, máy in được chia sẻ với các máy trạm mà không phải yêu cầu về phần cứng. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và đồng thời nâng cao năng suất hơn trong công việc.
  • Phần cứng máy tính tiêu chuẩn được sử dụng cho các máy trạm cũng như máy chủ mạng. Từ đó mang đến bạn những thiết kế linh hoạt, dễ dàng bảo trì một cách hiệu quả.
  • Các ứng dụng thường gặp là trong thời gian chuyển tiếp cho người dùng đến nhiều môi trường khác nhau. Lợi ích của việc này là giảm chi phí hơn so với khả năng cấp phép độc lập.
  • Cụ thể của hệ thống mạg LAN là dịch vụ internet cáp quang FTTH. Thông qua việc chả sẻ tập tin, người dùng có thể chuyển đổi các tập tin một cách dễ dàng. Đồng thời tăng khả năng bảo mật cho dữ liệu bạn gửi đi. Cũng cho phép người dùng truy cập vào các ứng dụng trong của hệ thống. [mang-lan-va-nhung-loi-ich-mang-lan-mang-lai (1)]
  • Hệ thống mạng LAN cho phép lưu trữ dữ liệu tập trung, cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu từ một hệ thống máy chủ duy nhất. Giống như dịch vụ Lưu trữ Tape Offsite, không những giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh mà còn giúp quá trình sao lưu một cách dễ dàng hơn và không làm mất dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
  • Mạng LAN còn giúp chúng ta hỗ trợ một số tính năng chịu lỗi. Chính điều này đã làm cải thiện độ tin cậy của người dùng với mạng LAN hơn. Đồng thời giảm tối đã thời gian chết cho doanh nghiệp.
  • Hệ thống mạng LAN cũng cung cấp cho người dùng một bảo mật tập trung, cho phép kiểm soát truy cập vào các hệ thống mạng lưới cũng như nguồn lực của mình. Tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng mà có các chính sách bảo vệ dữ liệu riêng.
  • Khả năng giao tiếp với người dùng khác cũng dễ dàng hơn bởi hệ thống tin nhắn. Chính vì vậy, mạng LAN giúp khả năng quản lý có hiệu lực hơn.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *