abbycard

Chi phí để mở một cửa hàng quần áo là bao nhiêu?

Chi phí để mở một cửa hàng quần áo là bao nhiêu là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

chi phí mở shop quần áo là bao nhiêu

1. Lợi ích khi kinh doanh quần áo

Kinh doanh quần áo thời trang không bao giờ là hết hot. Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 35% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Và đây là những lý do giải thích tại sao bạn nên kinh doanh thời trang thay vì những lĩnh vực khác:

Tập khách hàng lớn, thị trường tiềm năng và chưa từng có dấu hiệu chững lại

Tỉ lệ rủi ro khi đầu tư thấp hơn một số ngành thương mại khác

Vốn khởi nghiệp nhỏ

Cách thức tiếp cận khách hàng dễ dàng

Tuy tỉ lệ rủi ro thấp không có nghĩa là bạn có thể kinh doanh có lãi nếu không có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình.

Thực tế thì cũng có rất nhiều cửa hàng quần áo đóng cửa. Thường những cửa hàng quần áo có thể tồn tại trong thời gian dài sẽ là những cửa hàng có thương hiệu, do đó những cửa hàng mới mở rất khó cạnh tranh nếu như bạn không có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và quyết tâm thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.

2. Chi phí để mở một cửa hàng quần áo

2.1 Tiền hàng- Chi phí để mở một cửa hàng quần áo

Đây là mục bạn nên tìm hiểu đầu tiên. Nơi bạn định lấy sỉ đồ có phải đã có giá ưu đãi nhất chưa? Mặt hàng đã đảm bảo đa dạng, không lỗi mốt và chất lượng tốt chưa? Việc này đòi hỏi bạn cần thời gian tìm hiểu trên mạng, tham khảo thông tin từ các hội nhóm chuyên sỉ, hay từ người than trong gia đình nhé.

Điều lưu ý nữa là bạn nên xem xét quy mô cửa hàng để có thể nhập số lượng cho đúng nhé. Đừng ham nhập quá nhiều vì thời trang thay đổi mẫu liên tục nên nhập nhiều ngay khi mở shop là không an toàn chút nào.

Bên cạnh tiền hàng bạn còn chi một khoản nhỏ để có thể vận chuyển hàng về nha. Có thể nhập hàng từ nước ngoài như Trung Quốc hay Thái Lan,…

Theo thông tin đã tổng hợp từ các bạn đã có kinh nghiệm, vốn để mở cửa hàng quần áo với quy mô nhỏ, mặt hàng phục vụ cho mức lương vừa thì thường bỏ ra từ 30 – 50 triệu để nhập hàng trong lần đầu tiên. Vào những lần nhập hàng sau, tùy vào hiệu quả kinh doanh mà bạn đạt được bạn sẽ ước tính được khoản tiền nhập vào để kinh doanh cho mình.

cần bao nhiêu vốn để mở shop quần áo

2.2 Tiền thuê mặt bằng- Chi phí để mở một cửa hàng quần áo

Mặc dù hiện nay có rất nhiều ban trẻ bán hàng online rất thành công mà không cần thuê mặt bằng mở shop. Tuy nhiên việc mở shop có rất nhiều lợi thế vì khách vãng lai sẽ là khách hàng tiềm năng cho công việc kinh doanh của bạn.

Hơn nữa, khách có thể đến thử đồ, lượng mua sẽ nhiều hơn mua online là chắc chắn vì theo thói quen, khách rất khó lòng đến mua chỉ 1 món và rất khó để từ chối những món đồ đẹp, hay sale mà, phải không?

Chính vì vậy, việc thuê mặt bằng chính là một khoản chi phí bạn nên bỏ ra trong vốn để mở cửa hàng quần áo.

Giá thuê mặt bằng làm cửa hàng hiện nay ở mặt đường lớn, trung tâm mua sắm hay khu vực đông dân cư thường giao động ở khoảng từ 25 – 50 triệu đồng/ tháng.

Và ở các khu lân cận là từ 10-15 triệu đồng. Riêng thuê trong khu thương mại, giá thuê có thể lên tới 100 triệu đồng/ tháng.

Địa điểm kinh doanh rất quan trọng. Bán tại những nơi đông dân, phù hợp với đối tượng khách hàng là rất cần thiết để có thể thu về mức doanh thu khủng nhé.

mở shop quần áo nên chọn địa điểm như thế nào?

2.3 Chi phí trang trí cửa hàng- Chi phí để mở một cửa hàng quần áo

Trang trí cửa hàng cũng là mục chi tiêu bắt buộc. Bạn đừng xem nhẹ việc này. Nếu làm hời hợt không điểm nhấn sẽ làm giảm giá trị mặt hàng của bạn, uy tín, sức cạnh tranh của bạn.

Thử tưởng tượng: có 2 cửa hàng sát nhau, một bên không có gì nổi bật ngoài biển hiệu, giá treo hàng và chiếc đèn tuýp chiếu sáng; còn một bên là cửa hàng sáng trưng, thiết kế bắt mắt, độc đáo. Chắc chắn là bạn sẽ lựa chọn việc đi vào shop thứ 2 để ngắm nghía, mua đồ rồi.

Vậy nên bạn cần “chịu chi” về khoản này một xíu nha. Một số chi phí bạn cần bỏ ra để trang trí cửa hàng quần áo thiết yếu như manocanh, kệ, tủ., giá, móc treo quần áo, gương, đèn,…

Chi phí trong nguồn vốn để mở cửa hàng quần áo này đối với shop nhỏ và vừa thường dao động từ 30 – 50 triệu, ngoài ra, nó còn phụ thuộc rất lớn vào quy mô của cửa hàng bạn muốn kinh doanh nữa. Bạn có thể tham khảo những cửa hàng nội thất nhé.

chi phí trang trí cửa hàng thời trang

Tổng khoản bạn bắt buộc phải chi, tính theo quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh tại thanhfphoos, khu vực đông dân là tầm khoảng 100 triệu đồng. Đối với khu vực nông thôn thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiề, tầm 70 80 triệu là bạn đã có 1 shop cho riêng mình rồi.

2.4 Chi phí nhân sự- Chi phí để mở một cửa hàng quần áo

Bên cạnh chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang trí cửa hàng hay chi phí nhập hàng quần áo phục vụ cho việc kinh doanh thì một khoản chi phí trong dự toán chi phí mở shop quần áo bạn cần tính đến đó chính là chi phí thuê nhân viên.

Lương nhân viên cũng là một khoản chi phí không hề nhỏ trong kế hoạch mở shop quần áo của bạn.

Bạn có thể thuê nhân viên Part time lương tính theo giờ làm theo hình thức Part time hoặc thuê nhân viên Full time lương tầm 5 triệu đến 7 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản thưởng khác.

Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn có số lượng nhân viên khác nhau nên chi phí thuê nhân có thể thay đổi tuy nhiên với cửa hàng diện tích từ 20m2 đến 30m2 thì bạn có thể thuê thêm 2 nhân viên phục vụ việc bán hàng, tư vấn cho khách hàng kiêm thu ngân.

2.5 Chi phí quảng cáo- Chi phí để mở một cửa hàng quần áo

một trong số chi phí bạn cần bỏ ra nữa là chi phí quảng cáo cho cửa hàng của bạn. Với một cửa hàng mới mở thì việc quảng cáo là rất cần thiết để cửa hàng của bạn được biết đến.

Trong thời đại xã hội công nghệ 4.0 hiện nay, ngoài việc quảng cáo theo cách truyền thống thì còn có các ứng dụng quảng cáo online khác như chạy quảng cáo online, chăm sóc fanpage, chương trình khuyến mãi, … để thu hút được nhiều khách hàng.

Muốn khách hàng biết đến và tới cửa hàng mình mua sắm, bạn cần phải xây dựng một kế hoạch marketing chỉnh chu. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải chi ra một khoản để phát tờ rơi, in poster, bao bì sản phẩm, …

Tổng tất cả các chi phí này tầm khoảng 15 – 20 triệu đồng.

2.6 Máy móc thiết bị- Chi phí để mở một cửa hàng quần áo

Khi nhắc đến vốn mở shop quần áo thì không thể bỏ qua kinh phí trang bị các thiết bị máy móc và cài đặt phần mềm quản lý bán hàng. Để đảm bảo an toàn, tránh thất thoát, bạn nên cài đặt camera, màn hình quan sát cho cửa hàng, chi phí mua và lắp đặt dao động khoảng 5 – 10 triệu đồng.

Với những cửa hàng vừa và lớn, để hoạt động thanh toán dễ dàng, bạn cần mua thêm các loại máy hỗ trợ như máy thanh toán, máy in hóa đơn, máy quét thẻ, két đựng tiền, … tất tần tật các thiết bị này tầm khoảng 40 triệu đồng.

3. Lên kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết

3.1 Xác định mô hình kinh doanh

Bạn nên chọn được mô hình kinh doanh trước khi tìm kiếm khách hàng. Bởi có thể khi kiếm tìm khách hàng mục tiêu rồi nhưng mô hình kinh doanh của bạn không phù hợp thì coi như bạn sẽ không có khách.

Hiện nay, kinh doanh quần áo có nhiều mô hình để chủ shop có thể theo đuổi. Một số mô hình kinh doanh thời trang phổ biến là mở shop bán lẻ, mở shop bán buôn, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu,… Bên cạnh đó, theo một cách chia khác, có mô hình kinh doanh thời trang thiết kế, thời trang may sẵn (nhập các mặt hàng đại trà hay kinh doanh thời trang Quảng Châu)…

3.2 Xác định khách hàng mục tiêu

Khi buôn bán quần áo, bạn cần xác định được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai? Xác định được đối tượng này, bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng phù hợp với đối tượng tiềm năng mua hàng. Đồng thời, khách hàng cũng là người có khả năng chi trả cho những mặt hàng bạn bán.

Xác định khách hàng mục tiêu không chỉ đơn thuần xem họ là ai. Bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin khác như:

  • Khách hàng ở đâu?
  • Độ tuổi là bao nhiêu?
  • Nghề nghiệp của họ?
  • Sở thích, thói quen hàng ngày?
  • Kênh mua sắm yêu thích của họ?
  • Mức thu nhập bình quân của họ?

Càng xây dựng chi tiết chân dung khách hàng, bạn càng có khả năng tiếp cận cao với họ. Bên cạnh đó hiểu được thói quen sở thích của họ để tư vấn khách hàng, bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

4. Kinh nghiệm nhập hàng hóa kinh doanh

Mở cửa hàng quần áo chắc chắn là sẽ không thể thiếu được nguồn hàng để kinh doanh. Nhưng nhập hàng ở đâu lại là câu hỏi nhiều chủ shop quan tâm hơn cả. Dưới đây là một số đầu mối bạn có thể nhập được nguồn hàng thời trang đa dạng, chất lượng:

  • Nhập quần áo, giày dép Quảng Châu
  • Nhập hàng thời trang Thái Lan
  • Nhập quần áo chợ Ninh Hiệp
  • Nhập quần áo, giày dép chợ Đồng Xuân
  • Nhập hàng giá sỉ chợ Tân Bình…
  • Nhập hàng từ các xưởng may uy tín
  • Nhập hàng từ các thương hiệu nhượng quyền (với những cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền)
  • Nhập hàng từ các công ty may mặc chính hãng (với các cửa hàng là đại lý cho công ty)

5. Làm sao để kinh doanh quần áo có lãi

5.1 Tạo dựng một phong cách riêng

Để việc kinh doanh hiệu quả, quan trọng là shop quần áo cần tạo dựng cho cửa hàng mình phong cách riêng, có mặt hàng chuyên biệt. Bán đồ công sở, đồ cho học sinh sinh viên, đồ cho lứa tuổi trung niên hay trẻ em, chuyên thời trang đi biển, thời trang size lớn…  Bạn cũng cần tìm ra điểm khác biệt cho cửa hàng mình về chất lượng, mẫu mã phù hợp với xu hướng trên truyền hình, phim ảnh, ngoài đường phố. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để có được chất lượng bán hàng tốt nhất và gặt hái thành công trong kinh doanh.

5.2 Chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng

Cho dù là mở shop bán quần áo trẻ em hay người lớn, đối tượng nam hay nữ, hàng Việt Nam xuất khẩu hay hàng Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Hàn,… thì bạn vẫn cần đảm bảo yếu tố chất lượng, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Ngoài nguồn hàng nhập, bạn cũng có thể kinh doanh quần áo thời trang tự thiết kế “ăn theo” những kiểu dáng đang hot trên thị trường. Và dù là sản phẩm nhập hay hàng thiết kế thì bạn cũng luôn phải đảm bảo tiêu chí đẹp, độc, lạ, giá cả phù hợp.

5.3 Địa điểm kinh doanh hợp lý

Kinh doanh quần áo có lãi không, lãi nhiều hay ít một phần lớn cũng phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh của bạn. Nên mở shop quần áo ở những nơi đông dân, hoặc những khu phố nhỏ giúp dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng đến cửa hiệu của bạn. Nếu cửa hàng cung cấp những mẫu quần áo trẻ trung, năng động, phù hợp cho lứa tuổi học sinh, sinh viên thì nên mở ở những khu gần các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học phổ thông.

5.4 Kinh doanh online

Bước đầu khi số vốn nhỏ, bạn có thể đăng sản phẩm và bán trên Zalo, Facebook. Có nhiều phương thức tiếp cận khách hàng như quảng cáo, like, share để được ưu đãi.

Các hoạt động Marketing bán hàng online rất nhiều như like, share để nhận quà, tham gia các mini game nhận quà miễn phí là hình thức mang lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất cho các chủ shop kinh doanh. Khi có vốn dư giả thì nên tạo một website bán quần áo để tạo thương hiệu riêng cho mình, và giúp người dùng tin tưởng hơn.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *