abbycard

Chiến lược kinh doanh là gì? Tìm hiểu một số chiến lược phổ biến hiện nay

Chiến lược kinh doanh là gì? Tìm hiểu một số chiến lược phổ biến hiện nay là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Tìm hiểu chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác họa quỹ đạo tiến triển tỏng hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giữa kỹ lưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Một số chiến lược kinh doanh được doanh nghiệp áp dụng hiện nay

Hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp tìm được hướng đi đúng đắn

2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp

Quản trị chiến lược kinh doanh giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát vượt khỏi những gì tiên tiến.

Đồng thời, xây dựng chiến lược kinh doanh tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng.

Cả ban giám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Một khi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp, họ sẽ cam kết ủng hộ mọi hoạt động của doanh nghiệp.

3. Các loại chiến lược kinh doanh phổ biến của doanh nghiệp

Căn cứ theo phạm vi chiến lược

+ Chiến lược chung (hay chiến lược tổng quát): đề cập những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài nhất. Chiến lược này quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

+ Chiến lược bộ phận: là loại chiến lược cấp hai. Thông thường trong doanh nghiệp, loại này bao gồm chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng.

Hai loại chiến lược trên liên kết chặt chẽ với nhau thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Không thể tồn tại một chiến lược kinh doanh mà thiếu một trong hai chiến lược trên bởi vì chúng bổ sung cho nhau để giải quyết các mục tiêu quan trọng, sống còn của doanh nghiệp.

Căn cứ theo nội dung của chiến lược

+ Chiến lược phát triển thương mại: là định hướng cho sự phát triển của thương mại trong một thời kỳ dài hoặc tương đối dài với những quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực, nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại với nhịp độ cao.

+ Chiến lược tài chính là chiến lược cấp bộ phận chức năng, hoạch định các hoạt động  quản trị  tài chính nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược công ty và chiến lược các đơn vị kinh doanh.

+ Chiến lược công nghệ và kỹ thuật

+ Chiến lược con người: tạo ra môi trường xã hội kích thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn nhu cầu tối đa của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

Một số chiến lược kinh doanh được doanh nghiệp áp dụng hiện nay

Con người là nhân tố quan trọng trọng việc xác định chiến lược

Căn cứ vào bản chất của từng chiến lược

+ Chiến lược sản phẩm: là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

+ Chiến lược thị trường: nghiên cứu những triển vọng của thị trường mà công ty có thể đáp ứng. Những triển vọng này có thể được xác định bằng nhiều phương thức khác nhau.

+ Chiến lược cạnh tranh: có thể hiểu đó như bản kế hoạch vạch ra để hành động dài hạn cho 1 công ty hay doanh nghiệp nhằm mục đích giành lợi thế cạnh tranh tranh so với đối thủ cạnh tranh khi đã trả qua đợt phân tích đối thủ và tìm ra những điểm mạnh và yếu và so sánh chúng với nhau.

+ Chiến lược đầu tư: được hiểu như là số lượng và chủng loại nguồn lực – nhân lực và tài lực – cần phải đầu tư nhằm tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh.

Căn cứ theo quy trình chiến lược

+ Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp.

+ Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược.

Như vậy, trên đây là một số chiến lược cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ để có thể hoạch định được những hoạt động kinh doanh của mình đi đúng hướng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất có thể.

Đến đây bài viết của abby card xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết trên đây hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *