abbycard

Mô tả Công việc của nhân viên kinh doanh từ A đến Z

Nhân viên kinh doanh là vị trí quan trọng và cần thiết đối với một công ty, doanh nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng. Trong bài viết này, mình sẽ Mô tả Công việc của nhân viên kinh doanh từ A đến Z giúp các bạn thực hiện công việc này hiệu quả nhất.

1. Các công việc chính

Công việc của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là trung gian giữa việc đưa sản phẩm/dịch vụ của công ty đến với khách hàng

Giới thiệu, tư vấn và thuyết phục các khách hàng sử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….
Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
Giải quyết các vấn đề và phàn nàn của khách hàng để đảm bảo độ hài lòng, tin cậy của khách theo đúng quy trình.
Báo cáo lên các cấp quản lý về nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ

2. KPI công việc

Nhân viên Kinh doanh luôn phải xác định được rõ ràng những vấn đề công ty đang gặp phải để đưa ra những chiến lược cụ thể trong quá trình làm việc với khách hàng. Để đo lường hiệu suất làm việc cũng như đưa ra đánh giá năng lực của NVKD, doanh nghiệp có thể sử dụng các KPI như:

Các KPI của phòng ban
Số khách hàng
– Số lượng cold calls thực hiện hàng tháng
– Số lượng hợp đồng chốt được hàng tháng
– Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng
– Duy trì khách hàng ( Tỷ lệ khách hàng quay lại, Chăm sóc khách hàng)
Giá trị hợp đồng trung bình
Mức độ hài lòng của khách hàng
Thời gian trung bình trả lời khách liên lạc

3. Yêu cầu công việc

Yêu cầu

Trở thành một nhân viên kinh doanh cần nhiều yêu cầu

– Trình độ Cao đẳng trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế thương mại, Marketting.
– Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, các phần mềm liên quan đến công việc, làm việc độc lập.
– Nhiệt tình, năng động, độc lập, nhạy bén.
– Thúc đẩy kinh doanh, kỹ năng giao tiếp.
– Ưu tiên có kinh nghiệm kinh doanh ít nhất 1 năm trở lên.
– Quen thuộc với các phần mềm CRM là một lợi thế
– Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu.

4. Kỹ năng liên quan

Kỹ năng liên quan

Một nhân viên kinh doanh cần đáp ứng được nhiều điều kiện

Một nhân viên kinh doanh cần đáp ứng được các điều kiện sau:

Kỹ năng giao tiếp tốt
Kĩ năng đàm phán và thuyết phục
Kĩ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định
Kĩ năng tổ chức và quản lý thời gian
Kĩ năng quản trị mối quan hệ
Tư duy tập trung vào kết quả
Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
Bảo mật kinh doanh
Thái độ đặt khách hàng là trung tâm

4. Quyền lợi được hưởng 

Các quyền lợi một nhân viên kinh doanh có thể được hưởng như:

– Được hưởng % doanh thu bán hàng
– Được xét tăng lương định kỳ hàng năm theo năng lực và kết quả công việc
– Được thưởng vào các dịp lễ, Tết, tháng lương thứ 13
– Được tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật (BHXH, BHYT, BHTN) theo quy định của công ty
– Được tham gia các hoạt động ngoài giờ của công ty: Tham quan du lịch tối thiểu 1 năm/1 lần, liên hoan nhân các ngày đặc biệt,…
– Quyền lợi đặc biệt: Có cơ hội lên làm Nhóm Trưởng hoặc Trưởng phòng Kinh doanh với các chế độ đi kèm ( Lương/ Thưởng, Thời gian làm việc… )

5. Bộ câu hỏi phỏng vấn

Phỏng vấn

Chuẩn bị cho mình trước những câu hỏi phỏng vấn giúp bạn dễ dàng trở thành một nhân viên kinh doanh cho công ty bản thân mong muốn

Theo bạn, nhân viên kinh doanh sẽ làm những việc gì?
Loại hình sản phẩm gần đây nhất mà bạn kinh doanh?
Bạn biết công ty đang bán sản phẩm/cung cấp dịch vụ gì không? Bạn có đánh giá gì về sản phẩm/dịch vụ hay tiềm năng của công ty không?
Theo bạn, khách hàng mục tiêu của công ty hiện tại sẽ là ai? Làm thế nào để tiếp cận được những khách hàng mà bạn vừa kể?
Mô tả quy trình bán hàng tại công ty gần đây nhất mà anh (chị) làm việc. Điều gì trong quá trình đã hiệu quả và điều gì không?

Trong cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu xem ứng viên của bạn hiểu biết về những sản phẩm và khách hàng mà họ đã từng làm việc cùng tới mức độ nào. Việc đánh giá kiến thức của ứng viên về quá trình bán hàng cũng rất hữu ích. Bạn sẽ muốn tuyển dụng những người có câu trả lời dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.

Để có kết quả tốt nhất, hãy bổ sung những câu hỏi phỏng vấn riêng dựa trên hình thức công việc, ví dụ như câu hỏi cho nhân viên field sales về công việc thường ngày sẽ khác câu hỏi dành cho nhân viên inside sales.

Trên đây là những thông tin về công việc của một nhân viên kinh doanh cũng như những thông tin cơ bản khác xoay xung quanh vị trí quan trọng này. Mong là sẽ cũng cấp được những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *