• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Ứng dụng
  • Bảo mật
No Result
View All Result
  • Login
AbbyCard.
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Ẩm thực
  • Sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Bóng rổ
  • Thủ thuật
    • Facebook
    • Instagram
  • Cá cược
    • Nhà cái
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Ẩm thực
  • Sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Bóng rổ
  • Thủ thuật
    • Facebook
    • Instagram
  • Cá cược
    • Nhà cái
No Result
View All Result
AbbyCard.
No Result
View All Result
Home Tin tức

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản mục như thế nào?

by abbycard
09/09/2020
0
325
SHARES
2.5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Contents

  1. 1. Điều kiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  2. 2. Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
    1. a) Doanh nghiệp trích lập khoản này phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
    2. b) Khoản này được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.
    3. c) Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.
    4. d) Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.
    5. e) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:
  3. 3. Cách hạch toán
    1. a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
    2. b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
    3. c) Kế toán xử lý khoản này đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
    4. d) Kế toán xử lý khoản này trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản mục như thế nào là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1. Điều kiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

– Quy định về trích lập trích lập các khoản dự phòng như: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp, tổn thất các khoản đầu tư chính theo Thông tư 228/2009/TT-BTC.

– Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015: Quy định về các khoản chi phí không được trừ gồm:

“Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”

– Quy định của Bộ tài chính về việc trích lập quỹ dự phòng

2. Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

– Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

– Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nguyên tắc kế toán

a) Doanh nghiệp trích lập khoản này phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

Dự phòng là khoản tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

b) Khoản này được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Việc lập khoản này phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành.

c) Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.

Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập khoản này phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

d) Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

e) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:

– Trường hợp khoản này phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản này đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

– Trường hợp khoản này phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản này đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Kế toán hàng tồn kho

Kế toán hàng tồn kho

3. Cách hạch toán

a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

c) Kế toán xử lý khoản này đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

d) Kế toán xử lý khoản này trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Previous Post

Phó giám đốc kinh doanh – Công việc, nhiệm vụ, vai trò

Next Post

6 kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh

abbycard

abbycard

Next Post
6 kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh

6 kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

Categories

  • Bóng đá (5)
  • Cá cược (10)
  • Facebook (120)
  • Tin tức (1.652)

Recent.

Tại sao video youtube bị dừng ở 301 view?

Tại sao video youtube bị dừng ở 301 view?

24/01/2021
Hướng dẫn tạo Site PHP trên Dreamweaver CS6

Hướng dẫn tạo Site PHP trên Dreamweaver CS6

24/01/2021
TOP Thủ thuật Fanpage Facebook cần phải biết|Facebook Marketing

TOP Thủ thuật Fanpage Facebook cần phải biết|Facebook Marketing

25/01/2021

We bring you the best Premium WordPress Themes that perfect for news, magazine, personal blog, etc. Check our landing page for details.

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Ẩm thực
  • Sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Bóng rổ
  • Thủ thuật
    • Facebook
    • Instagram
  • Cá cược
    • Nhà cái

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In