abbycard

Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị – Phân loại, vai trò

Trong quá trình kinh doanh, việc Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị doanh nghiệp vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều này giúp quản lý được ngân sách hiệu quả và mọi hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết về Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm dự toán và ý nghĩa của dự toán ngân sách

 Dự toán là những tính toán, dự kiến phối hợp một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một khối công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu số lượng và giá trị.

Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị

Dự toán trong kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Dự toán còn là một bảng kế hoạch chi tiết mà trong đó mô tả việc sử dụng các nguồn lực tài chính và kinh doanh của một kỳ nào đó trong tương lai. Hệ thống dự toán của một công ty không dựa trên việc ghi chép các nghiệp vụ thực tế đã phát sinh. Trái lại, hệ thống dự toán chủ yếu dựa trên cơ sở các dự báo từ các bộ phận trogn doanh nghiệp.

Dự toán ngân sách là một công việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quản lý doanh nghiệp:

– Dự toán là cơ sở để triển khai hoạt động, giám sát hoạt động và đánh giá chất lượng quản lý tại doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định.

– Dự toán giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng khai thác tốt các nguồn lực, các hoạt động, các bộ phận để đảm bảo hơn cho mục tiêu của doanh nghiệp.

– Dự toán là cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển, ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro trong doanh nghiệp.

– Dự toán là cơ sở để xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị.

2. Phân loại dự toán ngân sách và vai trò

– Dự toán ngân sách dài hạn là dự toán được lập liên quan đến nguồn tài chính cho đầu tư, mua sắm tài sản dài hạn, loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhiều năm.

– Dự toán nhân sách ngắn hạn là dự toán ngân sách được lập cho kì kế hoạch là một năm và được chia ra từng thời kì ngắn hơn là từng quý, từng tháng.

– Dự toán ngân sách tĩnh là dự toán ngân sách theo mức độ hoạt động nhất định.

– Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán ngân sách được lập tương ứng nhiều mức độ hoạt động khác nhau.

Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức, dự toán cug cấp cho doanh nghiệp thông tin toàn bộ về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra Ngoài ra việc lập dự toán còn có tác dụng khác như sau:

– Xác định rõ mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này.

– Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn

– Liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác. Chính nhờ vậy dự toán đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

– Đánh giá hiệu quả quản lý và thúc đẩy hiệu quả công việc.

3. Trình tự lập dự toán ngân sách

Lập dự toán từ trên xuống dưới

Theo cách lập này, số liệu kế toán được đưa ra từ cấp quản trị cao cấp sau đó được phân bổ xuống các cấp dưới. Các dự toán thường được đưa ra một chiều mà không được sự phản hồi từ cấp dưới.

Ưu điểm: nhanh chóng.

Nhược điểm: thường không chính xác, đặc biệt là thông tin mà cấp quản trị cao cấp có được là không đầy đủ  và không khuyến khích được tinh thần của cấp dưới.

Phương pháp dự toán này thích hợp cho nền kinh tế tập trung, bao cấp hoặc ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị

Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị yêu cầu phương pháp phù hợp

Lập dự toán từ dưới lên trên

Đây là phương pháp lập dự toán ngược lại với phương pháp trên.

Số liệu dự toán của cấp dưới được trình lên cấp quản lý cao hơn để xem xét trước khi được chấp nhận. Việc xem xét và kiểm tra lại các dự toán của cấp dưới là cần thiết vi để tranh nguy cơ có những dự toán được lập không chính xác. cũng như hạn chế bớt có qua snhieeuf quyền tự chủ trong hoạt động.

Các số liệu dự toán của các bộ phận riêng lẻ trong tổ chức sẽ được quản lý cấp cao kết hợp lại tạo thành một hệ thống dự toán tổng thể mang tính thống nhất cao.

Ưu điểm:

+ Mọi cấp của doanh nghiệp đều tham gia vào quá trình xây dựng dự toán

+ Dự toán được lập có khuynh hướng chính xác và độ tin cậy cao.

+ Các chỉ tiêu được tự đề đạt nên các nhà quản lý sẽ thực hiện công việc một cách chủ động và thoải mái hơn và khả năng thành công sẽ cao hơn vì dự toán là do chính họ lập ra chứ không phải sự áp đặt từ trên xuống.

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian.

Dự toán thỏa thuận

Đây là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp trên. Các dự toán được ra dựa trên cơ sở có sự bàn bạc và thỏa thuận giữa các cấp quản trị. Khi đó, các dự toán được đưa ra bao giờ cũng có sự phản hồi của các bộ phận có liên quan

Ưu điểm: Dự toán có tính chính xác cao và dễ áp dụng

Nhược điểm: Tốn thời ra và kinh phí bỏ ra lớn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *