abbycard

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong doanh nghiệp và những điều nên biết

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong doanh nghiệp và những điều nên biết là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một đơn vị.

Kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính có thể phục vụ cho đơn vị, nhà nước và bên thứ ba như: các cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng…để họ đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

Khi kiểm toán báo cáo tài chính thì chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được sử dụng để làm thước đo vì báo cáo tài chính bắt buộc phải được phải lập theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Kế toán báo cáo tài chính đang ngày càng phát triển tỏng tất cả doanh nghiệp

Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính

– Chuẩn bị kiểm toán

+ Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

* Tiếp cận khách hàng

* Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán

* Hợp đồng kiểm toán

* Tìm hiểu về khách hàng

+ Tìm hiểu về khách hàng

+ Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

+ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng

+ Xây dụng kế hoạch và chương trình kiểm toán

– Thực hiện kiểm toán

+ Thực hiện thực nghiệm kiểm soát

+ Thực hiện thủ tục phân tích

+ Thực hiện thủ tục chi tiết

– Kết thúc kiểm toán

2. Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng

– Nội dung

Doanh thu và nợ phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì đều được phát sinh từ chu trình bán hàng.

Trên bảng Cân đối kế toán, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, gồm khoản mục nợ phải thu khách hàng được ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó phần nợ phải thu khách hàng trừ đi phần dự phòng chính là nợ phải thu thuần.

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Nợ phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán 

– Đặc điểm

+ Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán, vì có mối liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh của đơn vị và việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào sự ước tính của Ban giám đốc nên rất khó kiểm tra.

+ Người sử dụng BCTC thường có dựa vào mối liên hệ giữa tài sản và công nợ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó luôn có khả năng đơn vị ghi tăng các khoản nợ phải thu khách hàng so với thực tế nhằm làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

+ Hầu hết các khoản tiền thu được của doanh nghiệp đều có liên quan đến các khoản phải thu khách hàng, do đó gian lận rất dễ phát sinh từ các khoản này.

3. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng

– Sự tồn tại: Các khoản phải thu được ghi nhận vào ngày lập báo cáo

– Sự đầy đủ: Các khoản phải thu đều được ghi nhận một cách đầy đủ

– Quyền sở hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng vào cuối kỳ kế toán là thuộc quyền sở hữu của đơn vị

– Sự đánh giá: Các khoản dự phòng được tính toán và ghi nhận hợp lý

– Sự ghi chép chính xác: Các khoản nợ phải thu được ghi chép chính xác

– Sự trình bày và khai báo: Các khoản phải thu được trình bày đúng đắn và công bố đầy đủ

4. Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát củakhách hàng thể hiện sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Trên cơ sở hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, các kiểm toán viên sẽ phác thảo sơ bộ về khối lượng và độ phức tạp của công việc, thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với từng kháchhàng. Để tìm hiểu về hệ thống nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên thườngdùng bảng câu hỏi nhằm xem xét các thủ tục kiểm toán có được thiết kế hay khôngvà có được thực hiện hay không. Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “có”hay “không”. Các câu trả lời “có” cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu,câu trả lời “không” sẽ cho thấy yếu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Từ những hiểu biết sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nhằm thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải tiến hành. Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soátnội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu.

Việc đánh giá này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán cùng kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Đánh giá chính xác và chi tiết nợ phải thu khách hàng 

+ Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Các thử nghiệm kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích thu thập bằng chứng liên quan đến ba khía cạnh: sự tồn tại, sự hữu hiệu, sự liên tục của hệ thống kiểm soát.

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng thực hiện thử nghiệm cơ bản

+ Tính số vòng quay nợ phải thu

+ So sánh tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ

+ So sánh tuổi nợ của khách hàng

+ Tính tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi

+ Lập bảng phân tích các khoản phải thu theo khách hàng

+ Gửi thư xác nhận công nợ đến khách hàng

+ Kiểm tra việc lập dự phòng khó đòi

+ Đánh giá về sự trình bày và khai báo các khoản nợ phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính

Như vậy, trên đây là những điều cần biết về kiểm toán nợ phải thu khách hàng mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải nắm rõ.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *