abbycard

Kinh doanh và thương mại khác nhau như thế nào?

Kinh doanh và thương mại là hai lĩnh vực không còn xa lạ hiện nay. việc hiểu rõ sự khác biệt giữ kinh doanh và thương mại giúp bạn lựa chọn được loại hình phù hợp mang lại lợi nhuận. Cùng câu trả lời chi tiết cho câu hỏi Kinh doanh và thương mại khác nhau như thế nào? trong bài viết dưới đây.

Kinh doanh

Phân biệt sự khác nhau giữa kinh doanh và thương mại

Kinh doanh là gì?

Đã có rất nhiều người đưa ra các định nghĩa về kinh doanh.

Theo Stephenson: “Kinh doanh là việc sản xuất hoặc mua bán hàng hóa thường xuyên đc thực hiện với mục tiêu kiếm lợi nhuận và có được sự giàu có thông qua sự thỏa mãn mong muốn của con người.”.

Theo Lewis Henry: “kinh doanh là hoạt động của con người hướng tới sản xuất hoặc có được sự giàu có thông qua việc mua và bán hàng hóa.”.

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu kinh doanh (tiếng Anh: Business) là một hoạt động kinh tế, liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ liên tục và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người.

Nói một cách đơn giản thì kinh doanh có nghĩa là liên tục sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong điều kiện thị trường không chắc chắn.

Các loại hình kinh doanh

Kinh doanh dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ là công việc kinh doanh doanh nghiệp nhưng không tạo ra hàng hóa hữu hình. Một doanh nghiệp dịch vụ là doanh nghiệp bán dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp khác. Hiện nay, loại hình này đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên khắp thế giới.

Doanh nghiệp sản xuất

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Đó là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Khái niệm doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ là một trong các hình thức kinh doanh được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay. Đây có thể nói là hình thức kinh doanh thương mại tập trung nhiều vào đối tượng người tiêu dùng cá nhân, những người có khả năng mua hàng đơn lẻ với số lượng ít.

Hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các hình thức thành lập như tập đoàn, công ty nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất buôn bán nhỏ kiểu hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.

Để đánh giá các hoạt động kinh doanh thì người ta dựa trên các tiêu chí khác nhau như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng,…

Tổng kết lại thì kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hóa, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (ví dụ: quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại,…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác nhằm mục đích đạt được vốn sinh lời cao nhất.

Thương mại

Phân biệt sự khác nhau giữa kinh doanh và thương mại

Thương mại là gì?

Thương mại ( tiếng Anh: Commerce) là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữ người bán và người mua. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ,…cho người mua, và đổi lại thì người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Đây là hoạt động giao thương nhắm đến mục tiêu lợi nhuận.

Lĩnh vực thương mại

Thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong hai khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.

Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Thương mại hàng hóa

Đây là hoạt động thương mại mà theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Thương mại dịch vụ

Đây là hoạt động thương mại mà theo đó, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên khách hàng. Khách hàng (những người sử dụng dịch vụ) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Hoạt động thương mại

Hiểu theo nghĩa rộng 

Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Hiểu theo nghĩa hẹp 

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích các chính sách xã hội.

Lời kết

Để hoạt động kinh doanh, thương mại một cách hiệu quả và đạt được lợi nhuận cao nhất thì đòi hỏi các nhà kinh doanh phải quản lý công việc một cách hiệu quả.

Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về kinh doanh và thương mại.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *