abbycard

Tìm hiểu nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu trong kế toán

Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu trong kế toán. Hãy cùng abby card tìm hiểu ngay chủ đề này nhé!

1. Khái niệm doanh thu và các loại doanh thu

– Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu trong kế toán
Doanh thu là yếu tố quyết định đến thành công trong công tác kinh doanh của doanh nghiệp

– Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

– Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu nhập liên quan đến hoạt động tài chính nhƣ tiền lãi gồm tiền lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng do mua hàng hóa, dịch vụ… thu nhập cho thuê tài sản, cổ tức, lợi tức được chia, chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ…

– Thu nhập khác: là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

2. Ý nghĩa của việc kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh

2.1. Đối với doanh nghiệp

Việc tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp:

– Xác định hiệu quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp.

– Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh.

– Có căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện việc phân phối cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

– Kết hợp các thông tin thu thập được với các thông tin khác để đề ra chiến lược giải pháp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong tương lai.

2.2. Đối với Nhà nước

Việc tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước. Nhà nước có thể tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo điều kiện về chính trị – an ninh – xã hội tốt nhất.

2.3. Đối với nhà đầu tư

Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính, các nhà đầu tư sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư đúng đắn.

Đồng thời, thông qua tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách quốc gia sẽ có cơ sở để ra các giải pháp phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua các chính sách tiền tệ, chính sách thuế và các khoản phụ cấp, trợ cấp, trợ giá.

2.4. Đối với tổ chức tài chính trung gian

Các số liệu về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ để ra quyết định cho vay vốn đầu tư

2.5. Đối với nhà cung cấp

Kết quả kinh doanh và lịch sử thanh toán là căn cứ để đưa ra các quyết định về việc cho doanh nghiệp chậm thanh toán.

3. Những yêu cầu với kế toán doanh thu

Quản lý nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là quá trình quản lý hàng hóa về số lượng, chất lượng giá trị hàng hóa bán ra, quản lý từ khâu mua, bán từng mặt hàng, từng nhóm hàng cho đến khi thu được tiền hàng cụ thể như sau:

– Quản lý về số lượng: giá trị hàng hóa xuất bán bao gồm việc quản lý từng người mua, từng lần gửi hàng, từng nhóm hàng.

– Quản lý về giá cả bao gồm: việc lập dự định về theo dõi, việc thực hiện giá đưa ra kế hoạch của kỳ tiếp theo.

– Quản lý việc thu hồi tiền bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: quản lý tiêu thụ hàng hóa tốt sẽ tạo điều kiện cho quản lý kết quả kinh doanh tốt. Từ đó hạn chế rủi ro trong kinh doanh cũng như ngăn chặn nguy cơ thất thoát hàng hóa, đảm bảo tính chính xác của các số liệu đưa ra.

4. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu trong doanh nghiệp

– Phản ánh, ghi chép đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về mặt số lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã,… đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ bán ra.

– Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ để cuối kỳ tập hợp doanh thu, cho phí, từ đó xác định được kết quả kinh doanh.

– Theo dõi thường xuyên, liên tục biến động tăng, giảm các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

– Theo dõi chi tiết, riêng biệt từng loại doanh thu, kể cả doanh thu nội bộ nhằm phản ánh kịp thời, chi tiết, đầy đủ kết quả kinh doanh làm căn cứ lập các báo cáo tài chính.

– Theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản phải thu, chi phí của từng hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu khách hàng.

– Xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

– Cung cấp các thông tin kế toán chính xác, kịp thời cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

– Xác định được quá trình luân chuyển chứng từ về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

– Đưa ra những kiến nghị, biện pháp nhằm hoàn thiện việc tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, cung cấp cho ban lãnh đạo những thông tin cần thiết để xây dựng những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

5. Các khoản giảm trừ doanh thu mà doanh nghiệp cần biết

5.1. Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng của từng lô hàng mà khách đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán

5.2. Giảm giá hàng bán

 Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hoặc toàn phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

5.3. Hàng hóa bị trả lại

Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã đƣợc xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân nhƣ: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận giá trị hàng bán bị trả lại đồng thời ghi nhận giảm tương ứng giá vốn hàng bán trong kỳ

5.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo

Thuế tiêu thụ đặc biệt được coi là một trong các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất (hoặc các loại dịch vụ) thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB cho khách hàng.

– Thuế xuất khẩu được coi là một trong các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong khi doanh nghiệp có hàng hóa được phép xuất khẩu qua cửa khẩu hay biên giới. Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu. Trong doanh thu của hàng xuất khẩu đã bao gồm số thuế xuất khẩu phải nộp vào ngân sách nhà nước.

– Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp là tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất tới tiêu thụ. Thuế GTGT phải nộp tương ứng với số doanh thu đã được xác định trong kỳ báo cáo.

6. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

6.1. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu bán hàng

Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

– Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;

– Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);

– Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

– Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

6.2. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;

– Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

– Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;

– Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

6.3. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu từ hợp đồng kinh tế

Trường hợp hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều giao dịch, doanh nghiệp phải nhận biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu, ví dụ:

– Trường hợp hợp đồng kinh tế quy định việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng (ngoài điều khoản bảo hành thông thường), doanh nghiệp phải ghi nhận riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ;

– Trường hợp hợp đồng quy định bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt sản phẩm, hàng hóa cho người mua thì doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được thực hiện xong;

– Trường hợp doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người mua.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu trong kế toán

Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa đến Nhà nước và tình hình kinh tế thị trường

6.4. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu từ việc bán bất động sản

Việc ghi nhận doanh thu bán bất động sản phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

– Bất động sản đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua, doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu bất động sản cho người mua;

– Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý bất động sản như người sở hữu bất động sản hoặc quyền kiểm soát bất động sản;

– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

– Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán bất động sản;

– Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán bất động sản

6.5. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu khác

– Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.

– Đối với hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, doanh thu là phí ủy thác đơn vị được hưởng.

– Đối với đơn vị nhận gia công vật tư, hàng hóa, doanh thu là số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công.

– Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh thu được xác định theo giá bán trả tiền ngay.

– Doanh thu không bao gồm khoản thu hộ bên thứ ba như:

+ Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,…) phải nộp.

+ Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý.

+ Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng

Trên đây, là những nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu kế toán mà nhân viên kinh doah cần phải nắm vững trong quá trình quản lý bán hàng của doanh nghiệp.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *