abbycard

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu ngay chủ đề này nhé!

1. Phân tích môi trường kinh doanh bên trong của doanh nghiệp

Nhân sự

Con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú trọng tới việc sử dụng con người, phát triển nhân sự, xây dựng môi trường làm việc văn hóa, quy củ để thu hút và giữ được những nhân viên có năng lực.

Đồng thời doanh nghiệp phải quan tâm tới các chỉ tiêu như: Số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân, năng lực của cán bộ quản lý…

phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn lực vật chất

Là các yếu tố như:  tài chính, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, công nghệ quản lý, các thông tin môi trường kinh doanh….

Phân tích và đánh giá đúng các nguồn lực vật chất sẽ giúp tạo cơ sở quan trọng cho nhà quản trị hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm năng, những điểm mạnh và điểm yếu so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề.

Nền văn hóa

Những doanh nghiệp có nền văn hoá phát triển sẽ có không khí làm việc say mê luôn đề cao sự chủ động sáng tạo.

Ngược lại, những doanh nghiệp có nền văn hóa thấp kém sẽ phổ biến sự bàng quang, thờ ơ trong công việc.

Yếu tố quan trọng giúp nền văn hoá doanh nghiệp phát triển mạnh là phải tăng cường các mối liên hệ giao tiếp trao đổi thông tin giữa các thành viên của các tổ chức.

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Người thừa hành

Phân tích người thừa hành dựa vào các khả năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành tích đạt được trong trong quá trình làm việc.

Phân tích và đánh giá khách quan nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch nhân sự, triển khai thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên, từ nhà quản trị cấp cao đến người thừa hành, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược thành công bền vững.

2. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp

Các yêu tố tố chính trị

Các yếu tố  chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp cần theo dõi các yếu tố này để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.

Vì vậy sự ổn định chính trị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp, nó có thể mang đến những cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra rất nhiều rủi ro và các rủi ro này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, thường là dẫn đến phá sản cho doanh nghiệp.

Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.Các yếu tố kinh tế quốc tế bao gồm 3 yếu tố.

Thứ nhất là mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới biểu hiện thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển như GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân bình quân đầu người…

Thứ hai, do khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới – do sự toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới nên mọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực đều có tính chất dây chuyền và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Cuối cùng là sự thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế.

Việc thay đổi hàng rào thuế quan giữa nước ta và các nước trong khu vực, đặc biệt là việc tham gia tổ chức thương mại thế giới sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Công nghệ – kỹ thuật

Với sự phát triển của khoa học công nghệ trên toàn thế giới, hiện nay, hiếm có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại.

Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào nắm vững kỹ thuật – công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển.

Nếu doanh nghiệp không theo kịp các công nghệ mới của xã hội thì các sản phẩm làm ra sẽ nhanh chóng lạc hậu, không thể bán được cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên công nghệ phát triển càng nhanh thì kéo theo vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn.

Yếu tố tự nhiên

Bao gồm các yếu tố liên quan như tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, thời tiết,…

Hiện nay sự ô nhiễm không khí và môi trường sống đã đạt mức báo động điều này đòi hỏi chính phủ và các doanh nghiệp phải có các chính sách để giải quyết vấn đề này.

Việc đóng thuế môi trường là góp phần tạo sự ổn định các điều kiện tự nhiên, ngoài ra rất nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm cách thay thế nguyên vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để xử lý chất thải.

Môi trường các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp qua các mặt sau: Phát sinh ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp.

Tác động đến quy mô và cơ cấu thị trường các ngành hàng tiêu dùng.

Tác động làm thay đổi nhu cầu việc làm và thu nhập đại bộ phận nhân dân, do đó ảnh hưởng đến thị phần và sức tiêu thụ hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra.

Phân tích môi trường kinh doanh – khách hàng của doanh nghiệp

Khách hàng là tổ chức hay cá nhân đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp.

Đối với mọi doanh nghiệp khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự sống còn của doanh nghiệp.

Tính chất quyết định của khách hàng thể hiện trên các mặt: Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận.

Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào. Phương thức bán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn.

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp luôn trong trạng thái phải ứng phó với cùng lúc rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Đặt doanh nghiệp không được xem thường bất kỳ đối thủ nào và cũng cần phải đáp ứng văn hóa cạnh tranh.

Không phải lúc nào nào cũng nên chĩa mũi nhọn về phía đối thủ, lựa chọn cách ứng xử khôn ngoan nhất ngoài việc nhìn vào đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp nên chọn các phương án vừa phải xác định, dẫn đạo thị trường, hiệp thương, vừa phải hướng tới chiếm lĩnh sự ủng hộ từ khách hàng.

Đơn vị cung ứng

Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu , dịch vụ đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo kế hoạch đã xây dựng.

Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu sản xuất; cung cấp nhân sự hoạt động; loại cung cấp tài chính và các dịch vụ từ ngân hàng, công ty cung cấp bảo hiểm.

Mỗi doanh nghiệp cùng một thời điểm có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên.

Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy ổn định và kịp thời, đảm bảo về chất lượng.

Nếu sai lệch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.

Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến được các nhà cung cấp có nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý và cao hơn là có tính nhân đạo.

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Kết luận

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh là mối quan hệ hai mặt.

Một mặt môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tận dụng các thuận lợi đó thì sẽ dễ dàng hoạt động hơn ngược lại nó cũng có những ràng buộc đè nặng lên doanh nghiệp kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không có sự thích ứng với môi trường.

Mặt khác doanh nghiệp cũng có những tác động lên môi trường kinh doanh có thể gây dựng nên những phản ứng tích cực cho môi trường như tạo việc đóng góp ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng …

tuy nhiên nó cũng có thể huỷ hoại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bằng sự ô nhiễm, gây ra nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, tham ô tiêu cực…

Và với mọi doanh nghiệp, mục đích cuối cùng đều là tạo ra doanh thu và phát triển doanh nghiệp.

Bài viết của abby card đến đây cũng xin hết, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *