abbycard

PR là gì ? Tổng hợp những điều bạn cần biết về PR 2020

Ngày đăng:
Thứ bảy,
05 Tháng Năm,
2018 / Ngày cập nhật:
Thứ sáu,
29 Tháng Mười Một,
2019

PR là từ rất quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến với tất cả mọi người, nhắc đến PR người ta sẽ nghĩ ngay đến giới marketing hay với các doanh nghiệp nói riêng, có thể là một người nổi tiếng PR cho một sản phẩm mới, một bộ phim mới hay một điều gì mới mẻ sắp được diễn ra và đang muốn nhiều người biết đến về điều đó, nhưng cụ thể công việc chính của PR là làm gì? PR là viết tắt của từ gì thì chắc hẳn rất ít người biết được, vậy chúng ta cùng tìm hiểu PR là gì nhé.

pr là gì

1. PR LÀ GÌ ?

PR là từ được viết tắt của Public Relations (Quan hệ công chúng), trong lĩnh vực Marketing thì PR chiếm vai trò rất quan trọng, nhiệm vụ chính của PR là lên kế hoạch xây dựng hình ảnh tốt đẹp nhất của công ty đến khách hàng, hướng khách hàng quan tâm đến thương hiệu sản phẩm của mình với một thiện cảm thật tốt hay nhận thức tốt về thương hiệu của công ty.Từ đó thay đổi hành vi khách hàng giúp tăng thị phần đem lại lợi ích cho công ty.

Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều người quan tâm đến nghề PR, nó đang là một nghành nghề hot trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp muốn kết nối thật tốt với đối tượng mục tiêu, muốn được công chúng biết đến rộng rãi với cái nhìn đầy thiện cảm thì chắc chắn phải lập ra kế hoạch PR thật là khéo léo mới có thể thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng.

PR ( quan hệ công chúng ) được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài.Về cơ bản, Làm PR chính là làm việc với thông tin hay nhóm thông tin để thuyết phục đối tượng mục tiêu.

Tuỳ theo chức năng và phạm vi hoạt động ở mỗi doanh nghiệp, các nhân viên PR còn được gọi là CORA (Corporate and Regulatory Affairs – Công việc đoàn thể và điều tiết) hay là EA (External Affairs – Công việc đối ngoại).

tìm hiểu pr là gì

2. MỤC ĐÍCH CỦA PR LÀ GÌ ?

Những mục đích chính của PR ( quan hệ công chúng ):

  • • Là một kênh truyền thông tiếp thị được thực hiện để kết nối với sản phẩm tới đối tượng mục tiêu nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và cộng đồng.
  • • Cung cấp thật đầy đủ thông tin sản phẩm giúp khách hàng tăng sự hiểu biết về sản phẩm từ đó làm thay đổi hành vi của khách hàng, duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  • • Hỗ trợ phòng marketing bán sản phẩm và cung cấp thông tin hiệu quả.
  • • Tìm những điểm nổi bật nhất của sản phẩm để đánh bật nét độc đáo sản phẩm, nhằm tạo sự khác biệt của doanh nghiệp mình với cái thương hiệu khác.

Vậy mục đích cuối cùng của PR là gì?Chính là truyền thông tiếp thị tạo ra hình ảnh riêng cho công ty, tổ chức và tăng thiện chí từ khách hàng. Đây là những hiệu quả không sờ thấy được nhưng lại mang những chú ý dư luận xã hội tích cực, một hiệu ứng lâu dài và có thể coi là một nền tảng cần thiết để phát triển tổ chức đó.

mục đích của pr là gì

3. CÁCH CÔNG CỤ PR CẦN THIẾT

Các công cụ PR cần phải biết để mang về hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp:

  • • Viết và phát hành thông cáo báo chí.
  • • Viết các bài thuyết phục về công ty(trong phạm vi hẹp hơn so với thông cáo báo chí) và gửi trực tiếp cho các nhà báo.
  • • Sáng tạo và tổ chức các sự kiện đặc biệt nhằm tiếp cận với người tiêu dùng và giới truyền thông
  • • Nghiên cứu thông điệp từ sản phẩm hoặc các thông điệp của công ty.
  • • Mở rộng các mối quan hệ kinh doanh thông qua các kênh thông tin cá nhân hoặc tham gia, tài trợ trực tiếp cho các sự kiện.
  • • Viết và đưa những thông tin lên internet (cả trên website nội bộ và các trang bên ngoài).
  • • Các chiến lược quan hệ công chúng khi gặp khủng hoảng.
  • • Quảng bá trên các kênh social media và phản hồi ý kiến tiêu cực.

công cụ pr

4. CÔNG VIỆC CỦA CÁC NHÂN VIÊN PR LÀ GÌ ?

Sau khi bạn đã biết được PR là gì thì tiếp theo, mình sẽ cho các bạn biết được người làm nghề PR là phải làm gì nhé:

  • • Người làm nghề PR thường sẽ lập ra các kế hoạch tổ chức các sự kiện nhằm mục đích quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình đến những nơi hội chợ, triển lãm hay ở một sự kiện nào đó trong và ngoài công ty.
  • • Thiết lập các mối quan hệ với truyền thông để tạo thêm nhiều kênh thông tin tiếp thị về doanh nghiệp và sản phẩm của mình.
  • • Thường xuyên tổ chức nghiên cứu khảo sát thị trường, phân tích thông tin để kịp thời thay đổi chiến lược phù hợp nhằm đưa đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.
  • • Nhân viên PR thường sẽ luôn quan tâm đến các phản hồi góp ý của khách hàng để rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời tư vấn giải thích giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
  • • Phụ trách viết bài PR, thông cáo báo chí và phát triển nội dung website.
  • • Xây dựng nhiều hoạt động liên quan đến truyền thông quảng cáo hình ảnh và đưa ra các chiến lược quảng cáo ngắn hạn và dài hạn

công việc pr

5. YẾU TỐ XÁC ĐỊNH BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI PR

5.1 Là người hướng ngoại

Những ai yêu thích các hoạt động sự kiện nơi đông người hay các công việc hoạt động theo đội nhóm, có năng lực lãnh đạo tốt và tự tin ở bản thân thì chắc hẳn nghề PR sẽ rất phù hợp với bạn.

5.2 Bạn là người yêu thích công việc viết lách

Bạn yêu thích viết lách, sáng tạo ra các bài viết thu hút người đọc, các công việc liên quan tới viết và biên tập các văn bản, tài liệu như: thông cáo báo chí, bản tin nội bộ, brochure, diễn văn…

5.3 Có kỹ năng giao tiếp

Nghề PR đòi hỏi ở bạn kỹ năng giao tiếp phải thật sự tốt vì đây là nghề thường xuyên tiếp xúc với nhiều người có thể là những người nổi tiếng hay những chủ công ty cao cấp, bạn phải chủ động tiếp xúc với họ để trao đổi thông tin hay nói về sản phẩm, doanh nghiệp của mình với họ nhằm mục đích xây dựng và mở rộng các mối quan hệ giúp cho việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

5.4 Có tính kỹ lưỡng, làm việc có kế hoạch

Chắc chắn công việc nào cũng đòi hỏi tính kỹ lưỡng và làm theo đúng kế hoạch được đề ra, vì mục đích của PR là quảng bá sản phẩm và truyền tải thông tin đến người dùng, nên mỗi thông tin đưa ra cần phải liên quan đến sản phẩm của mình và thông tin phải chính xác 100%, nếu đưa thông tin sai đến người dùng thì hậu quả chắc chắn sẽ không nhỏ.

5.5 Có sự kiên định cao

Nghề PR ( quan hệ công chúng ) sẽ phải làm việc rất nhiều với các nhãn hàng lớn nhỏ, chúng ta vừa phải làm việc với bên muốn quảng bá, vừa phải làm việc với giới truyền thông, chắc chắn rằng bên nào cũng muốn phần lợi ích cao nhất thuộc về mình, nên bạn cần có lòng kiên định cao, đầy đủ sự tỉnh táo trong việc ký kết hợp đồng một cách dung hòa và rõ ràng nhất, tránh những xung đột không đáng có xảy ra để cùng nhau hướng đến việc hợp tác lâu dài.

5.6 Không đặt cái tôi của mình quá cao và tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm

Có một câu nói dân gian rất hay là “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, chúng ta sẽ không thể có được thành công lớn khi chỉ có một mình mà cần có sự hợp tác của nhiều người mới có thể thành công nhanh hơn, nên từ bây giờ dù bạn đang làm ở bất cứ nghành nghề gì cũng cần có kỹ năng làm việc nhóm thật tốt mới có thể tiến xa hơn trong công việc.

phù hợp pr

6. PR KHÁC QUẢNG CÁO NHƯ THẾ NÀO ?

Đó là sự khác nhau về việc trả phí hay miễn phí, kiếm được hay là mua, đáng tin cậy hay nghi ngờ. PR có vẻ chiếm ưu thế hơn quảng cáo một chút về những điểm này

Có một câu nói cũ: “Quảng cáo là những thứ bạn phải chi trả để có được, còn đánh bóng tên tuổi là những gì bạn phải cầu nguyện để có được”

Điều này có nghĩa là khi làm PR là gì, bạn sẽ thuyết phục phóng viên hoặc biên tập viên viết một câu chuyện tích cực về bạn hoặc về khách hàng, ứng viên, thương hiệu, hoặc vấn đề của bạn. Nó sẽ nằm trong mục các bài xã luận của tạp chí, đài truyền hình hoặc website chứ không phải mục “quảng cáo trả phí” mỗi 30 phút trên truyền hình hay trang nhất  của một tờ báo với thông điệp chương trình khuyến mãi giảm giá cuối năm. Vì vậy, những câu chuyện PR có nhiều uy tín hơn vì nó được xác minh độc lập bởi một bên thứ 3 đáng tin cậy, chứ không phải là mua.

Điểm khác biệt khác là về cách chi trả. Các công ty PR sẽ tính phí trọn gói hàng tháng hoặc trọn gói theo từng dự án cụ thể. Còn quảng cáo có thể lựa chọn giữa chi trả cho từng dự án cụ thể và trả cho từng bài quảng cáo cụ thể. Đối với PR là gì, bạn sẽ tốn kém trong các khâu tổ chức sự kiện, tài trợ nhân lực, chi phí và làm video….Còn đối với quảng cáo, chi phí sẽ tập trung ở phần đầu tư sản xuất nội dung cho bài viết, video và các kênh cho phép đặt quảng cáo.

pr khác quảng cáo như thế nào

7. BẠN CÓ THỂ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC HIỆU QUẢ PR KHÔNG ?

Hiệu quả PR có thể đo lường được nhưng đó không phải là khoa học chính xác. Có rất nhiều cá nhân, tổ chức đã tạo ra nhiều mô hình, bảng tính, ước lượng…Nhưng tất cả đều là ước lượng. Đây là chủ đề khá nhạy cảm trong ngành công nghiệp PR là gì

Nhiều chuyên gia trung thành với nguyên tắc Barcelona – 7 hướng dẫn do các chuyên gia trong ngành tạo ra nhằm đo lường giá trị của các chiến dịch PR. Những nguyên tắc đầu tiên ra đời vào năm 2010 bởi các thành viên từ 33 quốc gia khác nhau. Việc đo lường tính toán hiệu quả dựa trên 7 nguyên tắc này có thể rất phức tạp, tốn kém cả về thời gian và chi phí, hơn nữa cần phải thuê thêm công ty bên ngoài, nhưng nó vẫn là một nỗ lực cống hiến đáng ghi nhận và nghiên cứu phát triển thêm.

đo lường hiệu quả pr

VÕ TUẤN HẢI

VÕ TUẤN HẢI

Tôi là Võ Tuấn Hải, hiện tại tôi đang là CEO & Founder của Quảng Cáo Siêu Tốc. Sau hơn 10 năm gắn bó với Digital Marketing, đã và đang trực tiếp tư vấn và thực thi kế hoạch marketing cho hơn 1.000 cá nhân và doanh nghiệp SME ở Việt Nam, tôi chắc lọc và đúc kết được chút ít kinh nghiệm về Marketing cũng như cách để vận hành một doanh nghiệp kinh doanh thành công trên online. Tôi hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp cho nhiều người kinh doanh online thành công hơn. Với tôi “Marketing Là Đam Mê”

Xem thêm bài viết của tác giả
Banner đăng ký tư vấn mobile

Tặng Ngay Website Chuyên Nghiệp Chuẩn SEO

Bài viết liên quan

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *