abbycard

Quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại hiệu quả

Việc quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết vì lợi ích của người tiêu dùng, vì nền kinh tế chung và sự sự phát triển chung của nền kinh tế. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện được các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thì đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có một lượng vốn hoạt động nhất định.

Quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại và những điều cần biết

Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại như sau:

“Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác ”.

Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của ngân hàng thương mại. Những để có cái nhỉn chi tiết hơn về nguồn vốn của ngân hàng thương mại thì một định nghĩa khác được đưa ra:

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng thương mại đó tạo lập, huy động để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn chủ sở hữu, Vốn huy động, Vốn đi vay và một số vốn khác

– Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có, là số vốn thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng thương mại. Đó là nguồn tiền đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.

Đây là nguồn vốn khá quan trọng, trước hết nó tạo uy tín cho chính ngân hàng. Đối với mỗi ngân hàng, nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường.

– Vốn huy động:

Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi. Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội… với nhiều hình thức khác nhau.

– Vốn vay:

Trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại có tình trạng tạm thời thừa vốn hoặc thiếu vốn. Các ngân hàng sử dụng quan hệ vãng lai, vay và cho vốn vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc bảo đảm khả năng thanh toán. Ngân hàng thương mại có thể vay vốn ở ngân hàng thương mại khác hoặc vay vốn ở ngân hàng kinh doanh.

– Nguồn vốn khác:

+ Vốn trong thanh toán: Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt như: lưu chuyển, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… hay ngân hàng là đầu mối trong đồng tài trợ cũng giúp ngân hàng làm tăng nguồn vốn của mình..

+ Nguồn vốn ủy thác: Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác qua đó làm tăng nguồn vốn của ngân hàng như uỷ thác đầu tư, uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…

+ Nguồn khác: Gồm các khoản phải nộp, phải trả như: thuế chưa nộp, lương chưa trả…

2. Những điều cần biết về quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại

– Sự cần thiết trong việc quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại và những điều cần biết

Quản lý nguồn vốn tức là quản lý tài sản nợ. Nó vô cùng cần thiết với bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại nhằm mục đích:

+ Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân

+ Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn bền vững, ổn định làm tiền đè cho việc nâng cao thị phần, thỏa mãn nhu cầu khách hàng,..

+ Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

– Về quản lý nguồn vốn chủ sở hữu là việc xác định quy mô và cấu trúc của Vốn chủ sở hữu sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh, quy định của luật pháp, đồng thời tìm các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả.

+ Xác định quy mô của vốn chủ sở hữu:

Công thức xác định vốn tự có:

Vốn tự có = Vốn tự có cấp 1 + Vốn tự có cấp 2

Công thức xác định vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn tối thiểu:

Vốn tự có = Vốn tự có cấp 1 + Vốn tự có cấp 2 – Các khoản giảm trừ

+ Biện pháp gia tăng vốn chủ sở hữu:

* Phát hàng cổ phiếu

* Phát hành trái phiếu chuyển đổi

* Lợi nhuận giữ lại

* Cổ phần hóa

– Về quản lý vốn nợ

+ Quản lý quy mô và cơ cấu nợ nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất

+ Quản lý lãi suất chi trả

+ Quản lý kỳ hạn

+ Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn

+ Phát triển công cụ mới

Ngoài ra, bên cạnh các cách quản lý về các nguồn vốn riêng biệt có những phương pháp quản lý khác nhau thì nhìn chung ngân hàng thương mại ngày nay cũng cần có một phương tiện để quản lý tất cả hệ thống. Căn bản Ngân hàng thương mại cũng được coi là một doanh nghiệp vì thế lựa chọn các dịch vụ quản lý nguồn vốn là vô cùng cần thiết.

 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *