abbycard

Quy trình quản lý và thu hồi công nợ hiện nay trong doanh nghiệp như thế nào?

Quy trình quản lý và thu hồi công nợ hiện nay trong doanh nghiệp như thế nào là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Công nợ là gì?

Công nợ phản ánh nghĩa vụ thanh toán của khách nợ (con nợ) với người thụ hưởng (chủ nợ). Công nợ trong doanh nghiệp bao gồm: công nợ phải thu và công nợ phải trả. Đây là hai mặt trái ngược của một vấn đề nhưng tồn tại song song và khách quan với nhau, chúng có ảnh hưởng tới công tác tài chính của doanh nghiệp.

abbycard

Công nợ liên quan đến nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp

Công nợ có liên quan và ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi khi bắt đầu thực hiện các mối quan hệ làm ăn buôn bán, các nhà đầu tư, các chủ ngân hàng hay đối tác kinh doanh thường quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phải khẳng định rằng, trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào bao giờ cũng tồn tại những khoản phải thu đối với con nợ và các khoản phải trả đối với chủ nợ của mình.

Công nợ không bao giờ tách khỏi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp ở bờ vực phá sản hay đang trên đà tăng trưởng vững mạnh. Tuy nhiên, tình hình công nợ của các doanh nghiệp là không giống nhau, nó phản ánh tình hình tài chính của các doanh nghiệp thông qua các tỷ suất và các con số tuyệt đối.

2. Phân loại công nợ của doanh nghiệp

– Công nợ phải thu

Công nợ phải thu là tài sản mà doanh nghiệp có quyền được đòi nợ, trên thực tế là tiền vốn mà doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng.

+ Các khoản phải thu khách hàng:

Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng phát sinh chủ yếu trong quá trình bán sản phẩm, vật tư, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán tiền.

+ Các khoản phải thu nội bộ:

Các khoản phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau trong đó đơn vị cấp trên là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đơn vị cấp dưới là các đơn vị thành viên phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán riêng.

+ Tạm ứng:

Tạm ứng là việc các bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ứng trước một khoản tiền hoặc vật tư để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt. Sau khi thực hiện xong, cán bộ công nhân viên đó phải có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp.

+ Các khoản trả trước ngắn hạn:

Là các chi phí thực tế phát sinh ở kỳ này nhưng có liên quan đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh kế tiếp sau. Vì vậy phải tính toán phân bổ cho nhiều kỳ sau nhằm làm cho chi phí giá thành tương đổi ổn định giữa các kỳ. Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

+ Khoản tiền cầm cố, ký cược, ký quỹ:

Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản, tiền vốn của mình giao cho người nhận cầm cố để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh.Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các đồ vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của người đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tài sản đi thuê và hoàn trả đúng thời hạn quy định.

abbycard

Công nợ bao gồm nợ phải thu và nợ phải trả

– Công nợ phải trả:

Công nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xá hội hoặc cá nhân như: Nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhà nước, cho công nhân viên, cho cơ quan cấp trên và các khoản phải trả khác.

+ Nợ ngắn hạn là các khoản tiền nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong một thời gian ngắn (không quá một năm).

+ Nợ dài hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ các đơn vị cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế có thời hạn trên một năm mới phải hoàn trả, nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm các khoản như: Vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ thuê mua tài sản cố định (thuê tài chính) và doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

+ Nợ khác (hay còn gọi là nợ không xác định) là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, tài sản thừa chờ xử lý, và các khoản chi phí phải trả.

3. Quy trình quản lý và thu hồi công nợ của doanh nghiệp

– Xét khả năng thanh toán công nợ phải trả trong quy trình quản lý và thu hồi công nợ

Để xét khả năng thanh toán công nợ phải trả, kế toán hiện nay có một số công thức riêng để tính những chỉ tiêu riêng biệt

+ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =  Tài sản ngắn hạn / Tổng nợ phải trả

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Tổng nợ ngắn hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán nhất thời = Tiền và các khaorn tương đương tiền / Tổng nợ ngắn hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạn / Nợ dài hạn

+ Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Chi phí lãi vay

– Xét tình hình công nợ phải thu trong quy trình quản lý và thu hồi công nợ

Phân tích tình hình phải thu của khách hàng thông qua những chỉ tiêu tài chính

+ Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu

+ Kỳ thu tiền bình quân = 360 / Số vòng quay các khoản phải thu

abbycard

Kế toán nợ phải trả là công việc cần thiết trong kế toán doanh nghiệp

– Xét tình hình công nợ phải trả trong quy trình quản lý và thu hồi công nợ

Phân tích tình hình công nợ thông qua các chỉ tiêu tài chính

+ Số vòng quay phải trả người bán = Giá vốn hàng bán / Phải trả người bán

+ Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán = 360 / Số vòng quay phải trả người bán

– Xét tình hình mối quan hệ công nợ phải thu và công nợ phải trả trong quy trình quản lý và thu hồi công nợ

+ Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả = (Các khoản phải thu x 100%) / Các khoản phải trả

+ Tỷ lệ khoản phải trả so với khaorn phải thu = (Các khoản phải trả x 100%) / Các khoản phải thu

+ Tỷ lệ tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn = (Tổng giá trị các khoản phải thu x 100%) / Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ tổng giá trị các khoản phải trả và tổng nguồn vốn = (Tổng giá trị các khoản phải trả x 100%) / Tổng nguồn vốn

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *