abbycard

Sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay có những quy định nào?

Sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay có những quy định nào là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Sàn thương mại điện tử là gì? 

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, sàn giao dịch thương mại điện tử là một thị trường trực tuyến, một địa điểm họp chợ được thực hiện trên mạng internet. Ở đó những người tham gia có thể tự mình tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập mối quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền giao dịch…

Ngoài ra còn thực hiện các giao dịch điện tử hàng hóa và dịch vụ. Chuyển giao thông tin trực tuyến, chuyển tiền điện tử, đấu giá, đấu thầu và hợp tác thiết kế. Mua bán hàng hóa công cộng, tiếp thị trực tuyến đến khách hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng…

So sánh các sàn thương mai điện tử phổ biến nhất hiện nay: Nên chọn mua Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo?

Sàn thương mại điện tử hoạt động chủ yếu trên Internet trực tuyến

2. Đặc trưng cơ bản của sàn thương mại điện tử

– Sàn giao dịch thương mại điện tử là một tổ chức kinh doanh dịch vụ, được coi là trung gian, môi giới giữa người bán và người mua

– Các phương thức giao dịch tại các sàn thương mại điện tử rất phong phú, bao gồm cả những phương thức mua bán đa dạng khác nhau.

– Thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm, đồng thời có những quy định và trách nhiệm riêng.

– Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn.

– Những người tham gia vừa có thể là người bán, vừa là người mua hoặc cả hai

– Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.

– Tất cả các quy trình mua, bán, giao dịch, đàm phán, thương lượng, thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet.

– Người mua, người bán đều có thể tham gia các giao dịch mua bán tại sản vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

– Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm vô hình lẫn hữu hình.

– Thực hiện thông tin và kết nối khách hàng.

– Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách …

So sánh các sàn thương mai điện tử phổ biến nhất hiện nay: Nên chọn mua Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo?

Chính sách giao hàng luôn đặc áp dụng khi mua bán trên sàn thương mại điện tử

3. Các hình thức hoạt động của sàn thương mại điện tử

Theo nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm các hình thức hoạt động sau:

– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ

– Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ

– Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ

– Các loại website khác về thương mại điện tử do Bộ Công Thương quy định

4. So sánh các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay

4.1. Sự đa dạng hàng hóa

– Lazada: Số lượng hàng hóa khá lớn do có sự liên kết với nhiều shop khác nhau trên thị trường. Có thể nói, số lượng hàng hóa của Lazada lớn hơn Tiki nhưng lại không được nhiều bằng Shopee

– Tiki: Số lượng hàng hóa không nhiều bằng các trang thương mại điện tử khác do khâu kiểm duyệt khá chặt chẽ vì thế hàng hóa cũng được đảm bảo hơn

– Shopee: Số lượng hàng hóa nhiều nhất nhưng dễ khiến người tham gia mua bán bị rối và không biết lựa chọn nào mới là chất lượng nhất

– Sendo: Một trong những thương hiệu lớn của Việt Nam có tên tuổi từ rất lâu với gần 80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm cho thấy sự đa dạng vô cùng lớn.

4.2. Chất lượng hàng hóa

– Lazada: Tại Lazada mặc dù số lượng hàng hóa nhiều và liên kết với nhiều địa chỉ cửa hàng, doanh nghiệp khác nhau nhưng bạn có thể tìm thấy hàng hóa chất lượng và yên tâm chọn mua trên LazaMall.

– Tiki: Vì có khâu kiểm duyệt khá chặt chẽ nên có chất lượng hàng hóa tốt nhất trong các sàn. Chính sách của Tiki là đảm bảo hàng chính hãng 100%, nếu không sẽ được hoàn tiền lại. Tuy nhiên, vẫn để yên tâm hơn thì khi mua hàng bạn nên xem trước phần bình luận, review, phản hồi của người đã mua hàng

– Shopee: Cũng giống Lazada, Shopee cũng có các mặt hàng đảm bảo trên ShopeeMall, ngoài ra các shop khác với người bán liên kết ngoài thì không chắc chắn đảm bảo. Khi chọn mua, kể cả đọc review cũng vẫn khiến người mua phân vân về chất lượng.

– Sendo: Cơ chế quản lý của Sendo vẫn kém hơn Tiki nên cũng xuất hiện hàng giả, kém chất lượng, người mua cũng nên cân nhắc, xem xét review chi tiết.

4.3. Giá cả hàng hóa

– Lazada: Nếu cùng là một người bán ở các sàn khác nhau thì giá tại Lazada cũng tương đối giống với các sàn thương mại điện tử khác. Nếu có sự biến động thì đó là vào những dịp sales lớn nên giá chênh lệnh nhiều.

– Tiki: Nhìn chung, giá của Tiki khá là ổn định và số lượng hàng hóa không đa dạng bằng các sàn khác nên giá cũng có sự cao hơn.

– Shopee: So với hai sàn trên thì Shopee có thể nói có giá cả cạnh tranh hơn. Shopee có slogan “ở đâu rẻ hơn, Shopee hoàn tiền” vì thế có thể nói sự đa dạng nhiều người bán giúp Shopee có được giá cả như vậy. Đồng thời, Shopee cũng là sàn có nhiều khuyến mãi, chương trình freeship nên giá cũng được giảm đi đáng kể.

– Sendo: Giá cả tương đối giống các sàn khác tuy nhiên giá hoàn lại thì khá cao lên tới 20%.

4.4. Chương trình khuyến mãi/sales

– Lazada: Các dịp sales của Lazada cũng thường tập trung các dịp cuối năm như 2 sàn còn lại, bao gồm: 11/11, 12/12, Black Friday. Chiến dịch sales nổi tiếng là các deal sốc 0đ

– Tiki: Các dịp sales lớn trong năm của Tiki bao gồm: ngày 9/9, 10/10, 11/11, sinh nhật Tiki 19/3. Đặc biệt, ở Tiki có chương trình sales cực lớn đến 91%

– Shopee:  Shopee cũng sales cực mạnh tay trong các dịp Black Friday, 10/10, 11/11 và 12/12. Chiến dịch sales nổi bật nhất là các deal 1000đ, 10.000đ, lắc giá. Đồng thời, hàng ngày Shopee vẫn có những minigame tích điểm để giảm giá khi mua hàng.

– Sendo: Cũng có những dịp sales lớn trong năm như các sàn khác. Ngoài ra, Sendo không có những chương trình khuyến mãi đặc trưng của mình.

4.5. Phí ship

– Lazada: Phí Ship khá cao, cao hơn so với các sàn khác

– Tiki: Phí ship của Tiki tính theo đơn hàng. Nghĩa là bạn có thể gom nhiều mặt hàng của nhiều người bán khác nhau để đặt chung 1 đơn hàng và chỉ tính phí ship 1 lần duy nhất cho 1 đơn như vậy. Ngoài ra, nếu mua gói thành viên Tikinow, người mua sẽ được miễn phí ship tất cả các đơn hàng bất kể mặt hàng hay người bán.

– Shopee: Ngược lại, với đơn hàng trên Shopee, bạn sẽ bị tách đơn hàng ra nhiều người bán và chịu phí ship của từng người bán đó. Trong đó, phí này được các hãng giao hàng tính theo từng kích thước mặt hàng và khoảng cách giao khá phức tạp.

– Sendo: Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.

4.6. Chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng

– Lazada: Không có tổng đài, chỉ có chat trực tuyến.

– Tiki: Tốt. Tổng đài và email hỗ trợ khách hàng của Tiki làm việc khá tốt, xử lý đổi trả, khiếu nại tốt nhất trong các sàn hiện nay ở Việt Nam.

– Shopee: Tổng đài Shopee không giải quyết được nhiều, chủ yếu là người mua tự thỏa thuận và liên hệ với người bán.

– Sendo: Tạo điều kiện rất lớn cho khách hàng đổi trả sản phẩm dưới quy định cho phép tuy nhiên tương tác với khách hàng vẫn còn hạn chế.

4.7. Thời gian giao hàng

– Lazada: Khá nhanh. Lazada cũng đang triển khai dịch vụ giao nhanh để cạnh tranh với giao nhanh 2h của Tiki nhưng vẫn chưa đạt tới tốc độ của Tiki.

– Tiki: Thời gian giao hàng của Tiki rất nhanh. Đặc biêt, Tiki có đội giao hàng của riêng Tiki hoạt động cực mạnh. Nếu người mua đặt giao nhanh tikinow trong các khu vực có giao nhanh thì có thể nhận hàng trong vòng chỉ 2h!

– Shopee: Tốc độ cũng khá nhanh. Shopee cũng có tính năng giao nhanh như Tiki là giao hàng 4h nhưng không nổi bật bằng.

– Sendo: Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua.

4.8. Thế mạnh hàng hóa đặc trưng

– Lazada: Trên Lazada có nguồn sản phẩm phong phú thuộc các ngành hàng kĩ thuật, điện tử, các phụ kiện lắp ráp với nguồn hàng phong phú từ Trung Quốc.

– Tiki: Thế mạnh đầu tiên và tiền đề của Tiki chính là sách. Thế mạnh thứ hai của Tiki chính là các mặt hàng quà tặng, vì Tiki có dịch vụ gói quà và giao hàng nhanh 2h, rất tiện lợi để tặng quà trong ngày. Ngoài ra, hiện nay Tiki cũng đã bổ sung đa dạng nhiều loại mặt hàng thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.

– Shopee: Các mặt hàng thời trang, phụ kiện thời trang, chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi là mặt hàng phong phú trên Shopee.

– Sendo: Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ, điện tử.

5. Giấy phép về sàn giao dịch thương mại điện tử

5.1. Tại sao phải đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

+ Mức phạt từ 5 đến 20 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website thương mại điện tử mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký.

+ Mức phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định. Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký lại. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký. Hoặc gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website. Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

5.2. Quy trình đăng ký giấy phép sàn thương mại điện tử

– Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Hệ thống đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn. Sau khi điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành gửi trực tuyến hồ sơ đăng ký cho Bộ Công Thương.

– Khi nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông báo cho thương nhân, tổ chức gửi hồ sơ trong 03 ngày làm việc đề nghị bổ sung hồ sơ hoặc xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

– Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương hồ sơ xin cấp Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử (bản giấy).

– Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký bản giấy, Bộ Công Thương xác nhận đăng ký cho sàn giao dịch thương mại điện tử bằng cách gắn biểu tượng đăng ký lên trang chủ website và công bố công khai thông tin về sàn giao dịch thương mại điện tử đã được đăng ký trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Bao gồm: Tên đăng ký và tên giao dịch của thương nhân, tổ chức; Địa chỉ trụ sở; Điện thoại, địa chỉ thư điện tử; Địa chỉ tên miền của sàn giao dịch thương mại điện tử; Lĩnh vực kinh doanh.

So sánh các sàn thương mai điện tử phổ biến nhất hiện nay: Nên chọn mua Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo?

Sàn thương mại hợp pháp khi đã đăng ký với Bộ Công Thương

6. Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử

6.1. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử

– Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này và công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.

– Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

– Yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

– Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.

– Lưu trữ thông tin đăng ký của các tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.

– Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

– Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

– Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

– Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

– Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6.2. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử

– Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

– Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

– Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn thương mại điện tử.

– Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

– Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *