abbycard

Thuê mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội hiện nay như thế nào?

Thuê mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội hiện nay như thế nào là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Nghiên cứu vị trí, khu vực cần thuê mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội

Nhiều người kinh doanh thường có xu hướng thích những mặt bằng giá rẻ, thậm chí họ còn không ngại ngần ký hợp đồng thuê mặt bằng đó ngay, sau đó mới tính đến việc thiết lập việc kinh doanh.

Cách làm này chưa chắc đảm bảo hiệu quả kinh doanh sản phẩm của bạn về sau.

Tùy vào sản phẩm, dịch vụ bạn kinh doanh mà khu vực phù hợp có thể khác nhau.

Chẳng hạn, bạn kinh doanh tạp hóa thì nên tìm đến nơi đông dân cư, kinh doanh thời trang thì nên ở mặt phố, mở quán cơm thì cần tìm nơi gần các công ty,…

Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu về các điều kiện khác trong khu vực như an ninh, văn hóa, có gần nơi có nguy cơ gây tổn hại không (một bài học là vụ cháy công ty Rạng Đông làm không khí, nguồn nước nhiễm thủy ngân, khiến công việc kinh doanh gần đó hầu như bị bỏ dở vì dân di cư), tất cả nhằm mục tiêu kinh doanh dài hạn.

Nghiên cứu vị trí, khu vực cần thuê

Lựa chọn khu vực thuê mặt bằng phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới

2. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng tại vị trí thuê mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội

Nói một cách cụ thể đó là quá trình khảo sát nghiên cứu thị trường.

Bước này có mối liên hệ chặt chẽ với bước nghiên cứu khu vực bởi ngay từ đầu bạn phải xác định sản phẩm, dịch vụ của mình hướng tới khách hàng như thế nào và tìm khu vực tập trung những đối tượng như vậy.

Có thể làm những khảo sát, nghiên cứu nhỏ để đo lường mức độ quan tâm đến mặt hàng bạn cung cấp của những người trong khu vực.

Nếu nguồn lực của bạn hạn chế, bạn càng phải dành nhiều thời gian hơn cho bước sàng lọc mặt bằng nhằm giảm tối thiểu rủi ro trước khi bắt tay vào làm thực tế.

3. Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng

Nguồn thu thập thông tin thì rất đa dạng, có thể đến từ môi giới, báo chí, các trang web, lái xe trên đường hoặc hỏi trực tiếp chủ nhà…

Hiện nay, cách thông dụng nhất là tìm kiếm qua các trang web, có rất nhiều trang web uy tín hỗ trợ việc tìm kiếm mặt bằng như batdongsan.com, chotot.com, muaban.net,….

Người kinh doanh có thể dễ dàng khoanh vùng khu vực mình tìm kiếm và xem hình ảnh trên web, lựa chọn mặt bằng có giá cả hợp lý.

Điểm cần lưu ý nhất trong giai đoạn này là hãy đưa ra những tiêu chí thật cụ thể như: diện tích, số lượng khách, ngân sách, vị trí chiến lược… phù hợp với loại hình kinh doanh của mình để nhanh chóng sàng lọc đi những thông tin không cần thiết.

4. Thương lượng với chủ cho thuê mặt bằng kinh doanh

Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, chủ đất. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng.

Chấp nhận sớm sẽ làm cho chủ nhà/chủ đất cảm thấy bị “hớ” và rất có thể họ sẽ ngừng giao dịch đó đột ngột. Thương lượng về giá cả và các điều kiện thuê cũng giúp bạn tối ưu hơn về mặt chi phí.

Một nguyên tắc nữa cần lưu ý là tuyệt đối tránh cảm xúc lên quá cao khi chọn mặt bằng. Nếu mặt bằng tốt nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.

thương lượng với chủ cho thuê

Thương lượng với chủ cho thuê mặt bằng để đạt được điều kiện tốt nhất

5. Xúc tiến thuê mặt bằng kinh doanh

Đây là bước cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng. Mọi thứ sau khi hai bên thương lượng phải được ghi chép cụ thể bằng hợp đồng.

Khi bạn đã ưng ý với mặt bằng thì nên nhanh chóng đưa ra quyết định, tránh trường hợp bị người khác đặt cọc trước, như vậy bạn sẽ tốn công thực hiện các bước trên mà cuối cùng không đạt được mục đích, phải bắt đầu lại từ đầu.

Hợp đồng sẽ là bằng chứng cụ thể chứng minh bạn có quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh.

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp là rất quan trọng trong khâu chuẩn bị kinh doanh. Người Việt Nam khá tin vào phong thủy, một mặt bằng được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Trên thực tế, vị trí kinh doanh thuận lợi, không không gian bắt mắt quả thật sẽ khiến việc làm ăn thuận lợi hơn nhiều.

Để bắt đầu kinh doanh, khâu chuẩn bị kỹ càng rõ ràng là cần thiết, ngoài mặt bằng, sản phẩm, nhân lực, người quản lý còn cần cả công cụ hỗ trợ mình trong các hoạt động, và phổ biến nhất hiện nay là phần mềm quản lý bán hàng.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *