công thức tính % tăng giảm giá sản phẩm

Tổng hợp các công thức tính % tăng giảm giá sản phẩm

Trong nhiều lĩnh vực và hoạt động hàng ngày, việc tính phần trăm là một phép toán phổ biến và thường xuyên được sử dụng. Đây là một khía cạnh quan trọng trong nhiều loại tính toán, và bạn có thể gặp nó trong nhiều tình huống khác nhau, kể cả khi làm việc trên Excel. Khi tính phần trăm trên Excel, có nhiều cách để thực hiện, không nhất thiết phải sử dụng hàm Excel. Vậy cách nào để tính phần trăm nhanh nhất, và cũng cần chính xác nhất. Abbycard.com sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính toán giá trị phần trăm chính xác nhất. 

Cách tính phần trăm giảm giá nhanh nhất

Ví dụ khi bạn đi mua hàng, giá của mặt hàng là 570.000 VNĐ, và được giảm giá 20%. Vậy công thức nhanh nhất để tính số tiền mà bạn phải trả đó là.

công thức tính % tăng giảm giá sản phẩm

Công thức:

Số-tiền-sau-khi-giảm-giá = Giá-tiền x [(100 –  %-giảm-giá)/100]

Áp dụng vào ví dụ: Giảm giá 20% => 100% – 20% = 80% = 80/100 = 0.8

=> Giá của mặt hàng sau khi giảm giá là: 570.000 x 0.8 = 456.000 VNĐ.

Note: Rất dễ đúng không, đơn giản chỉ cần sử dụng cách tính bằng cách lấy 100% trừ đi phần trăm giảm giá, sau đó nhân với giá tiền gốc của sản phẩm.

Vận dụng vào công thức trên ta cũng tính được số tiền được giảm giá là bao nhiêu một cách nhanh nhất đó là lấy: Giá-tiền x 20% <=> 570*0.2 = 114.000 VNĐ

Tính phần trăm tăng giá nhanh nhất

Hoàn toàn tương tự như vậy, nếu như bạn muốn tính phần trăm tăng giá thì bạn hãy cộng thêm số % tăng giá đó với 100%. Ví dụ như sau:

Mặt hàng giá là 570.000 VNĐ. Bây giờ giá của sản phẩm này tăng thêm 20% thì công thức tính nhanh sẽ là:

100% + 20% = 120%.

Vậy => Giá tiền mà bạn cần thanh toán là: 570.000 x 120% = 570.000 x 1.2 = 684.000 VNĐ.

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Ví dụ bạn mua một sản phẩm trong dịp khuyến mại giảm giá chẳng hạn. Một mặt hàng được bán với giá 10 triệu VND, và họ ghi là đã giảm 20% so với giá gốc rồi.

Vậy một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể tính được giá trị gốc của sản phẩm này đây ?

Bạn làm như sau:

Vì sản phẩm đã được giảm 20% rồi => thì bạn lấy 100% – 20%= 80%

Bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công thức sau: Giá trị gốc = Giá sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu

Áp dụng vào ví dụ ta tính được: Giá trị gốc của sản phẩm = 10.000.000 / 80% = 10.000.000/0,08 = 12.500.000 VNĐ.

Một số công thức tính phần trăm khác

Nhân tiện đây abbycard.com sẽ liệt kê thêm một vài công thức để tính % cho một số trường hợp khác nữa liên quan đến công việc thống kê. Ví dụ như tính phần trăm chênh lệch giữa giữa 2 năm, sản phẩm tăng bao nhiêu % so với ngày hôm trước, % lãi suất ngân hàng, phần trăm lợi nhuận ….

công thức tính % tăng giảm giá sản phẩm

1. Công thức tính % tăng trưởng của năm sau so với năm trước

Năm 2018, công ty A có doanh thu là 100 tỷ đồng.

Năm 2019, công ty A này đã có doanh thu là 140 tỷ đồng.

Vậy % tăng trưởng doanh thu năm 2019 của công ty A là bao nhiêu % ?

Công thức:

%(Tăng trưởng, lợi nhuận…) = (Năm sau – Năm trước)/Năm trước * 100

=> Phần trăm tăng trưởng năm 2019 của công ty A là: [(140 – 100)/100] * 100 = 40 %

Ví dụ khác:

Ngày 22/5/2019cửa hàng bạn bán chiếc bút bi với giá là 3.000 VNĐ

Nhưng, ngày 23/5/2019 cũng chiếc bút bi đó, cửa hạng bạn bán với giá 5.000 VNĐ.

Vậy câu hỏi đặt ra là sản phẩm đó (chiếc bút bi) đã tăng bao nhiêu phần trăm (%) so với ngày hôm trước ?

Cách tính:

Công thức: [(Giá-ngày-hôm-sau – Giá-ngày-hôm-trước) / Giá ngày hôm trước ] x 100

=> Tỷ lệ % tăng giá của ngày 23 so với ngày 22 là: [(5.000 – 3.000) / 3.000] * 100  = 66,67 %

công thức tính % tăng giảm giá sản phẩm

2. Tính phần trăm (%) lãi suất ngân hàng

Ví dụ cụ thể như thế này, ví dụ bạn gửi 500.000.000 VNĐ  vào ngân hàng Vietinbank, bạn muốn tính lãi suất sau một năm bạn gửi ngân hàng là bao nhiêu bạn tính như sau:

À quên, gửi ngân hàng thì lại có gửi (không kỳ hạn, gửi  1 tháng …. đến gửi 1 năm ) nên lãi suất % sẽ khác nhau nhé. Ví dụ như với 500.000.000 bạn gửi với kỳ hạn 36 tháng thì lãi suất sẽ nhận được là 7%.

Công thức tính lãi suất ngân hàng

Tiền lãi = Số-tiền-gửi x Lãi-suất( % năm) x (Số-ngày-gửi/365)

Hoặc

Tiền lãi = Số-tiền-gửi x [Lãi-suất(% năm)/12] x Số-tháng-gửi

Áp dụng vào ví dụ trên ta có:

Công thức 1: Tiền lãi = 500.000.000 * 7/100 * (1095/365) = 105.000.000 VNĐ

Công thức 2: Tiền lãi = 500.000.000 * (7/100/12) x 36 = 105.000.000 VNĐ

Công thức tính lãi suất hàng tháng

Số-tiền-lãi-hàng-tháng = Số-tiền-gửi x Lãi-suất(%năm)/12

Áp dụng vào ví dụ bên trên ta sẽ tính được số tiền hàng tháng bạn có được từ 500.000.000 là:

500.000.000 * (7/100/12) = 2.916.666 VNĐ.

Những câu hỏi thường gặp trong các công thức tính % tăng giảm giá sản phẩm

Công thức nào để tính phần trăm tăng giá của một sản phẩm?

Công thức để tính phần trăm tăng giá là [(Giá mới – Giá cũ) / Giá cũ] x 100%.

Công thức nào để tính phần trăm giảm giá của một sản phẩm?

Công thức để tính phần trăm giảm giá là [(Giá cũ – Giá mới) / Giá cũ] x 100%.

Có những công thức nào khác liên quan đến tính phần trăm tăng giảm giá?

Vâng, công thức để tính giá mới sau khi tăng và giảm phần trăm là Giá mới = Giá cũ + (Tỷ lệ phần trăm tăng * Giá cũ) và Giá mới = Giá cũ – (Tỷ lệ phần trăm giảm * Giá cũ).

Tại sao việc tính phần trăm tăng giảm giá quan trọng?

Việc tính phần trăm tăng giảm giá giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp hiểu rõ sự thay đổi về giá cả và tối ưu hóa lợi ích trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Có thể áp dụng các phép tính khác để tính toán phần trăm tăng giảm giá không?

Vâng, các phép tính khác như Giá mới = Giá cũ + (Giá cũ * Tỷ lệ phần trăm tăng) hoặc Giá mới = Giá cũ – (Giá cũ * Tỷ lệ phần trăm giảm) cũng có thể được sử dụng để tính phần trăm tăng giảm giá.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về công thức tính phần trăm tăng giảm giá sản phẩm, cách tính và các dạng phép tính toán được sử dụng. Việc hiểu rõ và áp dụng những công thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi về giá cả và tối ưu hóa lợi ích trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn áp dụng chúng vào thực tế.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *