abbycard

UTM Là Gì? UTM Được Sử Dụng Như Thế Nào Trong Digital Marketing?

Ngày đăng:
Thứ tư,
29 Tháng Mười Một,
2017 / Ngày cập nhật:
Thứ hai,
27 Tháng Tư,
2020

UTM – viết tắt của “Urchin Tracking Module” là một đoạn code đơn giản được chèn vào URL bất kì trên Website (Do bạn lựa chọn) nhằm đo lường, xác định người dùng truy cập URL đó bằng cách nào (Thông qua quảng cáo Adwords, share trên MXH hay SEO…)

Đây là mô tả đơn giản nhất để bạn hình dung về UTM code. Trên thực tế, mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút.

Trong bài viết bên dưới, tôi sẽ giải thích sâu hơn khái niệm UTM code là gì, ứng dụng thực tế của nó, đồng thời hướng dẫn bạn cách tạo một UTM code và chèn vào URL.

 Hãy bắt đầu với định nghĩa cơ bản ở trên.

 

UTM là gì? Giải thích thuật ngữ UTM
UTM là gì? Giải thích thuật ngữ UTM

 

1. CỤ THỂ UTM LÀ GÌ?

Nhiều bạn sẽ thắc mắc về cái tên “Urchin Tracking Module.”

Module tracking là một công cụ được phát triển bởi Urchin Software Corp, công ty công nghệ tiềm năng đã được Google mua lại từ năm 2005. Phần mềm đo lường của họ đã đặt nền móng cho Google Analytics ngày nay.

Dưới đây là một URL được chèn UTM điển hình:

http://yourwebsite.com/your-post-title/?utm_source=google

Bạn có thể theo dõi kết quả trả về từ UTM bằng cách đăng nhập tài khoản Google Analytics.

Minh họa khái niệm UTM là gì

Một URL được cài mã UTM điển hình

 

2. CÔNG DỤNG CỦA UTM SOURCE LÀ GÌ?

Nếu được chèn code UTM, một liên kết sẽ giúp bạn trả lời ba câu hỏi quan trọng liên quan đến lưu lượng truy cập (traffic website):

Dấu check Lượng Traffic đến từ đâu?

Dấu check Traffic đến với bạn bằng hình thức nào?

Dấu check Tại sao traffic đến với bạn?

Hãy xem xét ví dụ dưới đây

https://quangcaosieutoc.com/dong-thue-ban-hang-tren-facebook/?utm_source=facebook&utm_meditum=CPC&utm_campaign=quangcaofacebook

Hãy lưu ý những kí tự được tô đậm, đó là cách tôi gắn code UTM để theo dõi traffic truy cập URL này.

Giả sử tôi chia sẻ liên kết trên lên mạng xã hội Facebook, nó sẽ giúp tôi theo dõi lượng người dùng nhấp vào URL thông qua quảng cáo Facebook Ads (Quảng cáo CPC) từ chiến dịch có tên “Quảng Cáo Facebook”.

Bạn vẫn chưa hình dung được? Tôi sẽ giải thích ý nghĩa chi tiết những kí tự trong URL trên ở phần tiếp theo.

Công dụng của UTM là gì

Các thành tố trong UTM cho phép bạn giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến traffic

 

3. Các thành tố trong đoạn code UTM

UTM code được tạo thành từ 5 thành tố chính, được gọi là UTM parameters.

Trong đó có 3 tham số được sử dụng rất phổ biến (Source, Medium, Campaign).

Hai tham số (Content, Keyword Term) ít được sử dụng hơn.

Tuy nhiên tôi sẽ giới thiệu đầy đủ cả 5 tham số trong bài viết này.

3.1 Source

Tham số Source cho phép bạn theo dõi lưu lượng truy cập bắt nguồn từ đâu.

Được thêm bằng cách chèn utm_source vào URL cần theo dõi.

Một số nguồn bạn có thể theo dõi bao gồm Facebook, Google, Bing, inbound.org hoặc tên của một danh sách email do bạn tải lên.

Ví dụ: & utm_source = Facebook

Nghĩa là theo dõi lưu lượng truy cập URL thông qua nguồn là mạng xã hội Facebook.

Tham số Medium cho phép theo dõi lưu lượng truy cập bắt nguồn từ đâu, ví dụ CPC, email, social….

Được thêm bằng cách chèn utm_medium vào URL cần theo dõi.

Ví dụ: & utm_medium = cpc

Nghĩa là theo dõi lưu lượng truy cập URL từ quảng cáo CPC.

3.3 Campaign Name

Tham số Campaign Name cho phép bạn theo dõi hiệu suất của một chiến dịch cụ thể.

Bạn có thể sử dụng Campaign Name so sánh traffic đổ về giữa các chiến dịch, ví dụ Quảng cáo Facebook Ads và Email Marketing chẳng hạn.

Ví dụ: &utm_campaign=Chien-dich-A-Facebook-Ads

3.4 Content

Trong trường hợp bạn có nhiều liên kết trỏ đến cùng một URL (chẳng hạn như một email có hai nút CTA), mã này sẽ giúp bạn theo dõi nút nào được nhấp nhiều hơn.

Ví dụ: & utm_content = navlink.

Tuy nhiên đây là tham số ít được sử dụng.

3.5 Keyword Term

Keyword Term cho phép bạn theo dõi khách truy cập URL thông qua từ khóa nào. Tham số này được áp dụng nếu bạn sử dụng dịch vụ Quảng Cáo Từ Khóa của Google Adwords.

Ví dụ: **&utm_term=growth+hacking+tactics

Đây cũng là tham số ít được sử dụng, vì bạn có thể dễ dàng theo dõi thông qua Trình Quản Lý Quảng Cáo.

Cấu trúc UTM code cơ bản

Cấu trúc một URL được gắn UTM code cơ bản

 

4. CÁCH TẠO VÀ QUẢN LÝ UTM CODE BẰNG CÔNG CỤ

Có nhiều cách để tạo mã UTM, tôi sẽ hướng dẫn bạn hai cách phổ biến nhất.

Nhưng đầu tiên, hãy lướt qua những tiêu chuẩn bắt buộc phải đáp ứng khi tạo link UTM.

4.1 Những tiêu chuẩn quan trọng khi tạo UTM code

Dấu check đỏ Trong liên kết không được thiếu dấu chấm hỏi “?”, nếu thiếu link sẽ không khả dụng.

Dấu check đỏ UTM phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường nên các bạn cần lưu ý.

Dấu check đỏ  Đối với các tham số, nếu đó là từ ghép, hãy nối chúng bằng dấu gạch “_” để phân biệt với dấu gạch “-” trong url.

Dấu check đỏ  Không bắt buộc về vị trí của các tham số.

Dấu check đỏ Vì URL sau khi gắn code UTM sẽ khá dài, bạn nên sử dụng các công cụ rút gọn URL, ví dụ như https://bit.ly/.

4.2 Tạo UTM bằng phương pháp thủ công

Để gắn mã UTM vào URL, bạn chỉ cần tự chèn các tham số vào URL như đã được giới thiệu ở trên.

Ví dụ: Tôi muốn đo lường số lượt click vào bài viết UTM là gì trên Facebook thông qua Facebook Ads, tôi chỉ cần áp dụng những tham số trên, kết hợp một số quy chuẩn về code:

https://quangcaosieutoc.com/utm-la-gi/?utm_source=Facebook&utm_medium=cpc

Phần khó khăn nhất ở đây là bạn không được phép mắc bất kì lỗi nào.

Mã UTM khá dài và yêu cầu tuân theo những quy chuẩn nhất định, bạn có thể mắc hàng chục lỗi đơn giản, vì vậy tôi không khuyến khích sử dụng.

4.3 Cách tạo UTM thông qua Google URL builder

Công cụ URL builder của Google sẽ giúp bạn tạo mã UTM một cách đơn giản, tôi sẽ hướng dẫn các bước thực hiện ngay bên dưới:

Dấu check đỏ Truy cập URL https://ga-dev-tools.appspot.com/campaign-url-builder/

Dấu check đỏ Ở phần Website URL, nhập URL bạn muốn tạo UTM.

Dấu check đỏ Nhập các tham số Campaign, Source, Medium như đã giới thiệu ở phần trên.

Tạo UTM bằng công cụ hỗ trợ của Google

Tạo UTM bằng công cụ hỗ trợ của Google

 

Lưu ý: 4 tham số được đánh dấu đỏ là bắt buộc điền, không được bỏ trống.

Sau khi nhập thông tin, hãy nhìn xuống mục Share the generated campaign URL, bạn sẽ nhận được link đã được gắn mã UTM.

Link UTM sau khi tạo thành công

Link UTM sau khi tạo thành công 

5. THEO DÕI UTM THÔNG QUA GOOGLE ANALYTICS

Sau khi đã tạo link UTM, bạn có thể theo dõi tình trạng traffic bằng cách đăng nhập tài khoản Google Analytics.

Tất nhiên, tài khoản này phải có quyền quản trị Website được gắn UTM.

Google Analytics sẽ mất vài giờ cho đến một ngày để thu thập dữ liệu, vì vậy hãy đợi thêm nếu bạn chưa thấy URL được hiển thị.

Để theo dõi các tham số Campaign, Source và Medium, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn:

– Từ trang chủ của Google Analytics, chọn Acquisition.

– Chọn Campaigns -> All Campaigns.

– Giờ bạn sẽ thấy 3 tham số được hiển thị như hình dưới, tất cả những gì cần làm là nhấp vào và theo dõi kết quả.

Quản lý UTM bằng Google Analytics

Quản lý UTM bằng Google Analytics

 

6. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA UTM CODE LÀ GÌ?

6.1 Ưu điểm của UTM là gì?

Dấu check đỏ UTM cho phép theo dõi, đánh giá hiệu suất của mỗi liên kết khi chúng được mang đi chia sẻ trên các kênh khác.

Dấu check đỏ Dễ sử dụng, dễ kiểm soát.

Dấu check đỏ UTM dễ dàng kết hợp với Google Analytics.

6.2 Nhược điểm của UTM là gì?

Dấu check đỏ UTM sẽ khiến cho URL bài viết dài hơn bình thường, không thân thiện với người dùng. Kể cả khi bạn dùng link rút gọn, người dùng vẫn rất ngại nhấp vào.

Dấu check đỏ Nếu triển khai cùng lúc nhiều chiến dịch ở nhiều kênh khác nhau, bạn sẽ gặp khó khăn khi lưu lại dữ liệu.

Dấu check đỏ Nhập sai bất kì thông số nào, Google Analytics cũng không thể trả về kết quả phù hợp.

Kết luận

Như vậy tôi vừa giải thích khái niệm UTM code là gì, cũng như hướng dẫn cách tạo UTM bằng công cụ hỗ trợ của Google. Chúc bạn thành công.

VÕ TUẤN HẢI

VÕ TUẤN HẢI

Tôi là Võ Tuấn Hải, hiện tại tôi đang là CEO & Founder của Quảng Cáo Siêu Tốc. Sau hơn 10 năm gắn bó với Digital Marketing, đã và đang trực tiếp tư vấn và thực thi kế hoạch marketing cho hơn 1.000 cá nhân và doanh nghiệp SME ở Việt Nam, tôi chắc lọc và đúc kết được chút ít kinh nghiệm về Marketing cũng như cách để vận hành một doanh nghiệp kinh doanh thành công trên online. Tôi hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp cho nhiều người kinh doanh online thành công hơn. Với tôi “Marketing Là Đam Mê”

Xem thêm bài viết của tác giả
Banner đăng ký tư vấn mobile

Tặng Ngay Website Chuyên Nghiệp Chuẩn SEO

Bài viết liên quan

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *