abbycard

Vai trò quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh

Nếu như trong đời sống, giao tiếp đóng vai trò như cầu nối tình cảm giữa mọi người thì trong kinh doanh giao tiếp giống như nấc thang giúp các nhà kinh doanh đến gần hơn với cánh cửa thành công. Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

Thế nào là giao tiếp trong kinh doanh?

  • Giao tiếp là khái niệm để chỉ những hành vi và quá trình được con người thực hiện với mục đích trao đổi thông tin, nhận thức, đánh giá và tác động qua lại lẫn nhau.
  • Con người có thể giao tiếp dưới các hình thức sau:
  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ là dưới dạng lời nói, chữ viết
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ là sử dụng các cử chỉ như nét mặt, trang phục, ngôn ngữ cơ thể,…
  • Nói chung, giao tiếp trong kinh doanh là sử dụng các hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm tạo dựng các mối liên hệ, tương tác trong các hoạt động kinh doanh và quản trị.
giao tiếp trong kinh doanh

Các khía cạnh của giao tiếp trong kinh doanh

Ngoại hình

Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong một mối quan hệ và ngoại hình là công cụ hữu hiệu nhất để bạn chiếm được thiện cảm của một người từ cái nhìn đầu tiên. Bạn không cần có một gương mặt quá hoàn hảo, trang phục phù hợp với bản thân, phù hợp với hoàn cảnh gặp gỡ, lựa chọn các phụ kiện đi kèm không quá lòe loẹt sẽ thể hiện bạn là một doanh nhân đầy chuyên nghiệp. Từ đó giúp thu hút các mối quan hệ cũng như có lợi thế trong việc đàm phán, giao thương và hợp tác nhiều hơn.

Thái độ

Bên cạnh ngoại hình, thái độ cũng được đánh giá là một khía cạnh không thể thiếu trong giao tiếp kinh doanh. Chắc chắn không có đối tác hay khách hàng nào muốn hợp tác với một doanh nhân luôn cau có, khó gần, hục hặc. Thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, hiền hòa sẽ mang lại cho bạn các mối quan hệ tốt và lâu bền hơn.

Nét mặt và ánh mắt là hai yếu tố đối phương chú ý nhiều nhất trong quá trình giao tiếp, chỉ một ánh nhìn hay nụ cười có thể truyền đạt đến người nghe một lượng thông tin đi kèm cảm xúc mà không có công cụ giao tiếp nào là được 

Cử chỉ và hành động

Cử chỉ nhiều khi đều nằm trong bản năng con người. Trong môi trường giao tiếp hàng ngày, một tật xấu như cắn móng tay, vân vê nút áo có thể làm trở nên cá tính, khó quên và dễ mến trong mắt người thân, nhưng là doanh nhân, tất cả tật xấu ấy là điều nên tránh vì những tật xấu ấy nói lên sự lúng túng, thiếu tự tin của bạn. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà kinh doanh sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.

Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh

Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch

Đôi khi cách diễn giải loằng ngoằng, không rõ ý có thể là nguyên nhân khiến đối tác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Điều này sẽ gây ra những hậu quả xấu với quá trình kinh doanh. Nhưng nếu đạt đến trình độ nghệ thuật giao tiếp tốt, nó sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là sửa chữa lại sai lầm. Với những thông tin lỡ sai, bạn cũng có thể quay ngược 180 độ nếu có một cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiệm trong giao tiếp.

giao tiếp trong kinh doanh

Thúc đẩy quá trình kinh doanh

Khi kỹ năng giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua giao tiếp trực tiếp thì chỉ số kinh doanh tăng cao không phải là điều khó hiểu. Khi chỉ số tăng cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng.

Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở

Sự động viên, chia sẻ của cấp trên đối với cấp dưới sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để họ cố gắng lao động hết mình. Sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và thoải mái. Điều này tác động lớn tới tâm lý làm việc của nhân viên.

Ngoài ra giữa các nhân viên có sự tương tác giao tiếp tốt cũng sẽ tăng hiệu quả trong công việc nhờ có sự hợp tác và thấu hiểu nhau.

Tăng tương tác với khách hàng

Nghệ thuật giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý tiêu dùng (nếu có) của khách hàng (hoặc đối tác). Các cuộc điều tra khách hàng, các đợt tiếp thị hoặc thiết lập kênh tương tác sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc về tâm lý khách hàng và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu.

Hiểu và nắm bắt được thị trường

Sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phát triển đội ngũ kinh doanh cốt lõi, đào tạo kỹ năng và khuyến khích mở các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm là cách làm thông minh để doanh nghiệp của bạn tạo khoảng cách với các doanh nghiệp khác. 

Kết Luận

Giao tiếp hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả, họ có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, tăng hiệu quả làm việc nhóm, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro và xung đột. Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và nguồn lực để phát triển kỹ năng giao tiếp cho nhân viên và xây dựng văn hóa giao tiếp hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *