abbycard

Hướng dẫn cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối theo đúng quy định hiện hành

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối theo đúng quy định hiện hành. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Cách tính lương hưu 

Nhìn chung, theo thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành thì cách tính lương hưu mới nhất sẽ được xác định theo công thức:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lương hưu bình quân theo BHXH

2. Tỷ lệ lượng hưu

Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ có sự khác biệt giữa các thời điểm về hưu của người lao động. Cụ thể là:

– Đối với người lao động về hưu trước ngày 1/1/2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được xác định theo cách tính lương hưu 2018 trở về trước mà mới nhất là cách tính lương hưu 2017:

  • Với nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
  • Với nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 3%

– Đối với người lao động về hưu bắt đầu từ ngày 1/1/2018 trở đi thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được tính theo cách tính lương hưu sau năm 2018 mà mới nhất hiện nay là cách tính lương hưu 2019. Cụ thể là:

  • Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
  • Đối với nam:

+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 16 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 18 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%.

3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính theo cách tính lương hưu từ 2018 theo công thức:

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng mà người lao động đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)

Với từng mốc thời gian người lao động bắt đầu tham gia BHXH khác nhau thì cách tính T cũng sẽ khác nhau và được xác định theo quy chuẩn sau:

  • Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được xác định là thương số giữa tổng số tiền lương tháng đóng BHXH chia cho tổng số tháng đóng BHXH trên thực tế.

Cách tính mức lương bình quân

  • Trường hợp người lao động nằm trong cả 2 trường hợp kể trên, nghĩa là thời gian đóng BHXH theo tiền lương hàng tháng vừa do người sử dụng lao động quyết định lại vừa do Nhà nước quy định thì công thức tính sẽ thay đổi như sau.

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối

Như vậy, người lao động có thể căn cứ vào tình hình thực tế của mình để xác định tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH một cách chính xác, từ đó dễ dàng tính toán được mức lương hưu mà mình được hưởng theo quy định.

4. Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối được quy định rất chi tiết tại điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH  của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Theo đó, các trường hợp xác định mức lương hưu của người lao động sẽ được tính như sau:

  • Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia đóng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 thì mức bình quân tiền lương sẽ được tính bằng thương số của tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi về hưu chia cho 60 tháng.

M = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối / 60 (tháng).

  • Ngoài trường hợp kể trên, mức lương bình quân của người lao động sẽ không được áp dụng cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối mà được xác định theo từng mốc thời gian cụ thể.

Tính lương hưu chính xác nhất

5. Ví dụ cách tính lương hưu hưu bình quân 5 năm cuối

Một lao động nữ là giáo viên tiểu học theo biên chế của Nhà nước bắt đầu từ tháng 9/1987, đóng BHXH trong toàn bộ thời gian công tác và đến ngày 12/4/2017 khi người này đủ 55 tuổi đã nghỉ hưu theo đúng quy định.

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng xét lương hưu là nữ, đã đủ độ tuổi nghỉ hưu và đã có đủ 20 năm đóng BHXH tính đến hết ngày 12/4/2017 (9/1987 đến 12/4/2017) sẽ được tính lương cho 29 năm 7 tháng tham gia đóng BHXH. Theo quy định thì thời gian đóng BHXH lẻ từ 7 tháng trở lên sẽ được làm tròn thành 1 năm nên cách tính lương hưu giáo viên của người lao động này sẽ là:

  • 15 năm đầu tiên tham gia đóng BHXH sẽ tương ứng với 45%
  • Kể từ năm thứ 16 tham gia đóng BHXH trở đi thì mỗi năm mức lương của người lao động sẽ được tính thêm 3%, như vậy sẽ là 15 x 3% = 45%
  • Tổng 2 tỷ lệ trên cho 29 năm 7 tháng (làm tròn thành 30 năm) = 45% + 45% = 90%

Tuy nhiên cũng theo quy định, tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động không được vượt quá 75% nên trong trường hợp này mức lương hưu sẽ bằng 75% mức lương bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ hưu. Do người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 9/1987 (trước ngày 1/1/1995) nên mức lương bình quân sẽ được tính là trung bình của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu (lấy tổng số tiền lương của 5 năm cuối / 60 tháng).

Trên đây Abby card đã hướng dẫn cho bạn đọc cách tính lương hưu theo chuẩn hiện hành.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *