Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh đúng quy định
Việc đăng kí địa điểm kinh doanh là điều kiện cần có ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, không phải danh nghiệp nào cũng hiểu rõ về cách xác nhận địa điểm kinh doanh để hợp thức hóa địa điểm kinh doanh của mình. Chính vì thế, bài viết này mình sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn tất cả thông tin về cách xác nhận địa điểm kinh doanh và mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh đúng quy định.
1. Địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Như vậy, hiện nay không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng khác tỉnh với trụ sở công ty.
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
2. Những lưu ý khi đăng kí địa điểm kinh doanh
Việc doanh nghiệp sử dụng địa điểm khác ngoài trụ sở công ty làm nơi tập kết hàng hóa, kho chứa hàng hóa, vận chuyển hàng hóa qua lại của doanh nghiệp tại đó cần thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc đơn vị trực thuộc công ty như chi nhánh, văn phòng đại diện.
Khi đăng ký cần lưu ý khi thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
– Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đã hợp nhất mã số thuế và số đăng ký kinh doanh mới được quyền lập địa điểm kinh doanh.
– Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đã áp ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam mới được quyền lập địa điểm kinh doanh.
– Địa điểm kinh doanh chỉ được lập tại tòa nhà văn phòng, khu công nghiệp và các tòa nhà/ nhà dân sinh được xây dựng hợp pháp trên đất thổ cư. Trường hợp địa điểm kinh doanh lập trên đất thuê để triển khai dự án đầu tư nhất định thì bên cho thuê phải có mục tiêu: Cho thuê lại nhà xưởng dư thừa mới được phép cho thuê.
3. Một số lưu ý khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
3.1. Về cơ quan quản lý thuế:
Địa điểm kinh doanh chỉ có nghĩa vụ nộp thế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế GTGT cũng như thuế TNDN. Hiện nay theo quy định, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Do đó, các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp quận nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3.2. Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:
Doanh nghiệp nộp hồ sợ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3.3. Về nộp lệ phí môn bài:
Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là đơn vị hoặc toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố nên công ty không thể kê khai theo diện đơn vị phụ thuộc. Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt. Điều này khá khác biệt với việc thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, bởi lẽ đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, doanh nghiệp có thể kê khai thuế môn bài cùng với công ty mẹ, có thể nộp trực tiếp qua trang thuế điện tử của tổng cục thuế.
4. Thông báo lập địa điểm kinh doanh
Về thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm:
– Mã số của doanh nghiệp
– Tên và địa chỉ trụ sở chính hoặc địa chỉ chi nhánh của công ty mẹ
– Tên địa điểm kinh doanh và địa chỉ kinh doanh của bạn. Lưu ý thêm đăng ký địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư.Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp sổ đỏ, sổ hồng.
– Lĩnh vực kinh doanh của địa điểm kinh doanh, nhớ là phải nằm trong phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Thủ tục lập địa điểm kinh doanh
Thủ tục lập địa điểm kinh doanh được tiến hành như sau:
5.1. Thông tin về thủ tục lập địa điểm kinh doanh
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Kế hoạch và Đầu tư
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư
– Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Giấy chứng nhận đăng kí địa điểm kinh doanh (Ảnh minh họa)
5.2. Các bước lập địa điểm kinh doanh
– Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập kho hàng, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Bộ phận một cửa – Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư viết giấy hẹn cho DN.
– Doanh nghiệp nhận kết quả hành chính theo giấy hẹn được bàn giao
5.3. Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh
– Thông báo lập kho hàng (địa điểm kinh doanh)
– Bản chính giấy chứng nhận ĐKKD đã cấp.
– Bản sao công chứng CMTND/hộ chiếu người đứng đầu kho hàng.
– Sau khi ghi nhận kho hàng vào Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện xin các loại giấy phép con cho kho hàng như giấy phép PCCC
– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của chúng tôi chỉ cần chuẩn bị thông tin địa chỉ lập địa điểm kinh doanh đó ,và scan giấy phép kinh doanh .. còn lại phía chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện hết các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước và trả kết quả quý khách hàng.
6. Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH/TP…
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ địa điểm kinh doanh
Mã số địa điểm kinh doanh: …………….
Đăng ký lần đầu, ngày……tháng……năm……
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……ngày……tháng……năm……
1. Tên địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………..
Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ……………………….
Tên địa điểm kinh doanh viết tắt (nếu có): ……………………………………………
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………… Fax: ……………………………
Email: ……………………………………………………….. Website: ………………………
3. Thông tin về người đứng đầu
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………………….. Giới tính: ……………………
Sinh ngày: …………… /…… /…….. Dân tộc: ………. Quốc tịch: ……………………
Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: …………………………………………………………
Số giấy chứng thực cá nhân:…………………………..
Ngày cấp: ………….. /…… /………. Nơi cấp: ……………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………..
4. Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp/chi nhánh
Tên doanh nghiệp/chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………
Mã số doanh nghiệp/chi nhánh: ………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính/chi nhánh: ………………………………………………………………..
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
7. Lựa chọn địa điểm kinh doanh và những điều quan trọng cần biết
7.1. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và số lượng tiếp cận
Khi kinh doanh bất cứ loại hình nào, khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng quyết định đến doanh thu bán hàng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng là nguồn thu lớn nhất cho doanh nghiệp phát triển. Và địa điểm kinh doanh cũng quyết định rất lớn đến sự thu hút khách hàng.
Trước khi quyết định địa điểm kinh doanh bạn cần xác định được đối tượng khách hàng nào mà bạn đang hướng tới và địa điểm bạn chọn có số lượng khách hàng mà bạn mong muốn hay không
7.2. Xác định chi phí tài chính
Với mỗi địa điểm và nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng của địa điểm đó như mật độ dân số, đường phố, giao thông, an ninh,….mà chi phí thuê và mua địa điểm kinh doanh cũng khác nhau. Với địa điểm có nhiều khách hàng và độ tiếp cận cao thì chi phí thuê cũng cao hơn những địa điểm khác.
Bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng về vấn đề tài chính đặc biệt là chi phí thuê địa điểm kinh doanh – một trong những chi phí đầu tiên ảnh hưởng to lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau này.
7.3. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh lân cận
Bên cạnh việc tìm hiểu khách hàng thì tìm hiểu đối thủ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Khi bước chân vào thị trường kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh của mình. Và đặc biệt, khi thuê địa điểm kinh doanh, khu vực xung quanh địa điểm cũng có những đối thủ cạnh tranh khách hàng với doanh nghiệp mình. Hơn nữa, cũng có thể doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với sự canh tranh về việc thuê địa điểm kinh doanh mà mình đã đang dự định thuê mua.
Để có thể cạnh tranh an toàn và bình đẳng, bạn nên tìm hiểu cả đối thủ của mình ở địa điểm kinh doanh và tìm hiểu cả những cách thức hoạt động của họ và làm sao để việc kinh doanh của mình có sự khác biệt và nổi bật hơn cả.
7.4. Đảm bảo cơ sở hạ tầng của địa điểm
Cơ sở hạ tầng của địa điểm kinh doanh giúp công việc kinh doanh thuận lợi và phát triển. Đồng thời, nếu cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi sẽ giúp nhân viên có một môi trường làm việc hiệu quả và năng động.
Cơ sở hạ tầng của địa điểm kinh doanh bao gồm những vật chất của địa điểm đó bao gồm cả bãi gửi xe. Bạn nên tìm hiểu về giao thông quanh khu vực và bố trí chỗ để xe cho nhân viên được thuận lợi nhất. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt giúp nhân viên của bạn giảm thiểu được một phần không thoải mái ở nơi làm việc và góp phần thúc đẩy hiệu quả làm việc của họ
7.5. Tìm nhà cung cấp và đối tác kinh doanh
Cuối cùng, mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là nhà cung cấp và đối tác kinh doanh. Tùy thuộc vào ngành hàng mà bạn có thể chọn lựa địa điểm thuận lợi nhất để tìm nhà cung cấp và đối tác kinh doanh. Nhưng tốt hơn hết, nhà cung cấp đảm bảo nhất là càng gần doanh nghiệp càng tốt. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng quản lý hàng hóa và đồng thời xử lý sự cố không mong muốn kịp thời, nhanh chóng nhất.
8. Kết luận
Hiện nay, ngoài việc phải đến trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động ấy thông qua cổng đăng kí kinh doanh một cách nhanh chóng và tiện lợi.