Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì? Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì? Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!
1. Tìm hiểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh một kỳ của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính.
Tác dụng: Tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận.
Vì thế, tất cả những người có liên quan từ người sáng lập, người lãnh đạo, người nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp đều quan tâm đến từng hoạt động hay ít hơn là tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp.
Và báo cáo kết quả kinh doanh chính là công cụ hữu ích để đáp ứng nhu cầu đó.
Khi nắm bắt được tình hình kinh doanh lãi lỗ của doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ có thể đưa ra các quyết định quản trị sao cho phù hợp giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận.
2. Cách lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
2.1 Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh cơ bản có bố cục là gì?
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
+, Cột 1: Các chỉ tiêu của một bảng báo cáo.
+, Cột 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng.
+, Cột 3: Số hiệu các chỉ tiêu thể hiện của Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
+, Cột 4: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo.
+, Cột 5: Số liệu năm trước.
2.2 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu cho cột 4 “năm nay” trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
1- 3
+, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 01): Chỉ tiêu này thể hiện doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản và cung cấp dịch vụ trong năm của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” ghi trên sổ cái.
+, Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số 02): Chỉ tiêu này ghi lại tất cả các hoạt động gây giảm trừ doanh như như: giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, các loại thuế phải nộp… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”; TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trong năm báo cáo trong sổ cái.
+, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (mã số 10 = mã số 01 – mã số 02). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên nợ của TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên có TK 611 “Xác định kết quả kinh doanh” của năm báo cáo.
4- 11
+, Giá vốn hàng bán (mã số 11): Thể hiện tổng chi phí trực tiếp để hoàn thành các hàng hóa dịch vụ đã cung cấp. Số liệu của chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh có TK 632 “giá vốn hàng bán’ đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.
+, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 20): Là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán (mã số 20 = mã số 10 – mã số 11).
+, Doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21): Số liệu của chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên nợ của TK 515 đối ứng với bên có của TK 911 trong năm báo cáo ghi trên sổ Cái hoặc nhật ký sổ cái.
+, Chi phí tài chính (mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
+, Chi phí lãi vay (mã số 23): Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635.
+, Chi phí bán hàng (mã số 24): Phản ánh tổng chi phí bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong năm báo cáo.
+, Chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số 25): Phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm báo cáo.
12- 15
+, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (mã số 30): Phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh trong năm báo cáo. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: mã số 30 = mã số 20 + mã số 21 – mã số 22 – mã số 23 – mã số 24 – mã số 25.
+, Thu nhập khác (mã số 31): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo.
+, Chi phí khác ( mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu được căn cứ vào tổng phát sinh bên có của TK 811 đối ứng với bên nợ TK 911 trong năm báo cáo ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.
+, Lợi nhuận khác (mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khí đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32.
16-19
+, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (mã số 50): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 – Mã số 30 + Mã số 40.
+, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (mã số 51): Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.
+, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (mã số 52): Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo.
+, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 60): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52).
Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!