abbycard

Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại từ A đến Z

Hàng tồn kho là bô phận tài sản lưu động chiến giá trị lớn và rất quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh và sản xuất. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại giúp kiểm soát hàng tồn khó và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được tình trạng hàng bị ứ đọng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công việc này trong bài viết dưới đây.

1. Hàng tồn kho là gì và cách phân loại?

1.1. Khái niệm hàng tồn kho

– Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại

1.2. Phân lợi hàng tồn kho:

+ Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng hóa mua đang đi trên đường, hàng gửi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến

+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán

+ Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và san rphaamr hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm

+ Nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua mang đi đường

+ Chi phí dở dang

– Ngoài ra hàng hóa được sản xuất và để tồn kho trong doanh nghiệp cũng được phân thành 3 loại:

+ Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.

+ Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

+ Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.

2. Lý do lưu trữ hàng tồn kho

2.1. Giao dịch

Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong quá trình sản suất và bán hàng. Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảm bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô

2.2. Dự phòng

Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán. Sẽ có những bức phá bất ngờ về nhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó. Tương tự, cũng sẽ có những sự sụt giảm không lường trước trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm.

2.3. Đầu cơ

Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả biến động. Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn.

3. Phạm vi hàng tồn kho

Như khái niệm trên, hàng tồn kho là những hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Và hàng tồn kho được quy định nằm trong phạm vi:

– Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kỳ kinh doanh bình thường

– Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang

– Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong qáu trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

4. Nhiệm vụ kế toán hàng tồn kho

Kế toán hàng tồn kho là một trong những công việc quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán hàng tồn kho phải hoàn thiện những nhiệm vụ sau trong doanh nghiệp:

– Theo dõi, ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời số lượng hàng tồn kho hiện có và tình hình xuất nhập hàng tồn kho cũng như tình hình biến động hàng tồn kho cả về mặt giá trị và bản chất. Kế toán hàng tồn kho yêu cầu phải tính đúng giá trị hàng tồn kho để làm cơ sở xác định chính xác các giá trị tài sản khác của doanh nghiệp và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

– Kiểm tra tình hình các thủ tục nhập xuất hàng hóa, thực hiện kiểm kê đánh giá lại hàng hóa, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định

– Cung cấp kịp thời và nhanh chóng những thông tin về tình hình hàng hóa tồn kho nhằm phục vụ cho các nhà quản lý đưa ra bước hoạt động kinh doanh đúng đắn và hiệu quả

5. Vai trò kế toán hàng tồn kho

– Trong doanh nghiệp, kế toán nói chung là một phần không thể thiếu trong bộ máy quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh. Kế toán trở thành công cụ quan trọng trng quản lý tài chính doanh nghiệp

– Đặc biệt, đối với doanh nghiệp hàng hóa chính là tài sản, là nguồn thu lợi nhuận quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, thông tin và tình hình xuất nhập hàng tồn kho là thông tin thiêt yếu mà người quản lý cần quan tâm và đặc biệt nắm rõ. Nhờ báo cáo kế toán hàng tồn kho mà người quản lý có thể đưa ra quyết định kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp như quyết định về sản xuất, dự trữ, bán hàng,…

– Kế toán hàng tồn kho đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu quản lý hàng tồn kho về số lượng, giá trị, chúng loại một cách chi tiết nhất, giúp việc quản lý tài sản của doanh nghiệp được chặt chẽ và sát sao hơn

– Đặc biệt, kế toán hàng tồn kho cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về trị giá vốn hàng tiêu thụ để giúp cho việc tính toán kết quả kinh doanh và từ đó nhà quản lý đưa ra được những chính sách chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.

6. Yêu cầu đánh giá hàng tồn kho

Khi đánh giá hàng tồn kho, kế toán cần đảm bảo những yêu cầu sau

– Yêu cầu về tính chân thực, chính xác: Kế toán cần phải tính giá trị hàng tồn kho dựa trên cơ sở tổng hợp đầy đủ, đúng đắn và hợp lý các chi phí thực tế tạo nên giá trị của hàng tồn kho và loại bỏ các chi phí không hợp lý, các chi phí không liên quan, giảm thiểu sự quản lý không hiệu quả.

– Yêu cầu về tính thông nhất chặt chẽ: Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phải là một đơn vị thống nhất, nếu có bất cứ thay đổi nào cần phải giải trình và làm rõ trên báo cáo tài chính. Mọi thông tin kế toán cung cấp phải chính xác, công khai và minh bạch. Các tập hợp chi phí, cách tính toán, phân bổ hàng tồn kho phải nhất quán để tránh ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa khác và đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

– Mọi hoạch định kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam

7. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho

Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại

7.1. Phương pháp kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

7.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

8. Các tài khoản được áp dụng trong kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp thương mại

‘- Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi trên đường

– Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

– Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ:

– Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

– Tài khoản 155 – Thành phẩm:

– Tài khoản 156 – Hàng hoá:

– Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

– Tài khoản 158 – Hàng hoá kho bảo thuế

9. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho

– Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại

– Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công… không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.

– Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí.

– Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.

– Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.

– Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch.

Như vậy, kế toán hàng tồn kho là một bước vô cùng quan trọng trong việc quản lý kinh doanh cũng như quản lý hàng hóa. Tuy nhiên, trong công việc quản lý doanh nghiệp là chưa đủ.

Cuối cùng, Abbycard.com chúc bạn luôn thành công!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *