abbycard

Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng để họ trung thành với mình

Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng để họ trung thành với mình là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Quản lý nhân viên bán hàng là gì?

Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả đó là khi chủ cửa hàng không chỉ theo dõi được sát sao hoạt động của nhân viên trong cửa hàng mà còn quản lý thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên.

5_bi_kip_quan_ly_nhan_vien_ban_hang_khien_khong_bao_gio_nhan_vien_bo_minh_ma_di_2

Những yếu tố sau sẽ giúp bạn xác định liệu cách thức quản lý nhân viên bán hàng của mình đã đạt được kết quả tốt hay chưa.

Tư vấn nhiệt tình, đầy đủ, tận tâm

Công việc chính của nhân viên bán hàng đó là tư vấn sản phẩm cho khách hàng và giúp họ tìm được những sản phẩm ưng ý nhất.

Do đó nếu nhân viên luôn tư vấn nhiệt tình, đầy đủ và tận tâm, chủ cửa hàng có thể yên tâm về hiệu quả quản lý nhân viên của cửa hàng.

Bạn có thể đánh giá điều này này thông qua phản hồi của khách hàng cũng như qua số lượng sản phẩm được bán ra.

Tránh thất thoát hàng hóa

Với những cửa hàng có số lượng hàng hóa lớn, nhân viên bán hàng có thể mắc phải sai sót hoặc nhầm lẫn dẫn đến thất thoát hàng hóa trong quá trình làm việc.

Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả sẽ góp phần hạn chế tình trạng thất thoát, đảm bảo mọi số liệu tại cửa hàng đều minh bạch, rõ ràng và chi tiết nhất.

Sử dụng thời gian hợp lý

Có rất nhiều trường hợp nhân viên bán hàng tự ý xin nghỉ hoặc không có mặt tại cửa hàng trong thời gian làm việc.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng mà còn tác động xấu tới uy tín cửa hàng.

Chủ cửa hàng với cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả có thể sử dụng thời gian hợp lý, đem đến năng suất làm việc tốt nhất.

2. Sai lầm khi quản lý nhân viên bán hàng

2.1. Không giao việc rõ ràng

Nhân viên bán hàng chủ yếu là lao động phổ thông hoặc sinh viên đi làm thêm. Thông thường, họ ít khi quan tâm tới việc thăng tiến nên chỉ làm việc cho qua ngày. Họ càng không biết họ cần làm những gì nếu như bạn không nói rõ với họ trong ngày nhận việc.

Để đảm bảo rằng mình không “ném tiền qua cửa sổ”, bạn hãy liệt kê rõ các đầu việc cho nhân viên bán hàng. Chẳng hạn như phải kiểm đếm hàng, bàn giao tiền bạc vào đầu và cuối ca; tư vấn khách hàng; sắp xếp lại kệ trưng bày, hàng hoá cho gọn gàng; thu tiền, in hoá đơn cho khách… Đây chính là những tiêu chí quan trọng để bạn đánh giá và tính lương, thưởng cho nhân viên.

Ngoài ra, khi nhân viên biết rõ mình cần làm gì thì hiệu suất làm việc của họ cũng gia tăng đáng kể. Bạn cũng đỡ phải mất thời gian quản lý và giao việc cho họ mỗi ngày. Vì thế, hãy thống nhất ngay với nhân viên bán hàng về những việc họ cần làm nếu như điều đó đang chưa rõ ràng.

2.2. Không đào tạo nhân viên

Khi bắt đầu nhận việc, nhân viên bán hàng giống như một tờ giấy trắng dù trước đây có thể họ từng có kinh nghiệm bán hàng. Tại sao tôi lại nói như vậy?

Vì mỗi cửa hàng có quy trình làm việc riêng, tính chất các sản phẩm không giống nhau và sử dụng các phần mềm bán hàng khác nhau.

Ngoài ra, nhiều khả năng nhân viên của bạn hoàn toàn chưa có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành một người bán hàng giỏi.

Vì thế, bạn cần biết rõ nhân viên của mình đang còn những thiếu sót gì để có kế hoạch đào tạo kịp thời, giúp họ nâng cao kỹ năng bán hàng.

Từ đó, doanh thu của cửa hàng sẽ tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những cách để gắn kết nhân viên ở lại làm việc lâu dài vì ngoài lương bổng thì việc đào tạo cũng góp phần lớn trong việc thoả mãn nhu cầu phát triển bản thân của nhân viên bán hàng.

2.3. Thiếu sự giao tiếp, lắng nghe

Nhân viên là người thay mặt bạn đón tiếp khách hàng. Để quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả, bạn cần thường xuyên giao tiếp và lắng nghe ý kiến của họ để biết được khách hàng của mình đang có những nhu cầu nào.

Từ đó, bạn có thể thay đổi sản phẩm của cửa hàng sao cho thoả mãn được những gì khách hàng mong muốn.

Đây là yếu tố quan trọng để bạn tăng doanh thu cho cửa hàng. Vì thế, đừng quên giữ liên lạc và trao đổi với nhân viên như một người bạn của mình. Các trang mạng xã hội như facebook, zalo… chính là chìa khoá để bạn và nhân viên dễ dàng kết nối với nhau.

2.4. Không thân thiện

Nhiều ông chủ cứ nghĩ rằng lạnh lùng, khắt khe là cách thể hiện tốt nhất để đảm bảo nhân viên làm việc nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu theo phong cách này, nhân viên thường chỉ “ngoan ngoãn” ở trước mặt bạn thôi.

Khi bạn không có ở cửa hàng, họ sẽ “hoá cáo” và có thể làm nhiều điều gây ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng, chẳng hạn như thường xuyên nói chuyện, làm việc riêng, tư vấn khách hời hợt,…

Bên cạnh đó, một người sếp khó gần cũng khiến nhân viên ngại giao tiếp, dù bạn có thường xuyên hỏi thăm về tình hình kinh doanh thì họ cũng chỉ trả lời qua loa.

Vì thế, đừng tạo khoảng cách quá lớn giữa sếp và nhân viên. Thực tế đã chứng minh rằng thân thiện chính là cách giao tiếp tốt nhất. Một ông chủ hiền lành, tận tình sẽ luôn được nhân viên yêu quý và làm việc hết mình.

Hãy thường xuyên mỉm cười và động viên họ để sớm thấy được sự thay đổi đáng kể trong doanh số bán hàng

2.5. Không trả lương xứng đáng

Lương bổng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên bán hàng. Không ai muốn dành thời gian để làm công việc mà mình không được trả công xứng đáng.

Vì thế, để gia tăng doanh thu và hiệu suất của nhân viên, bạn cần tính toán thật kỹ xem mức lương mình đang trả có thật sự phù hợp chưa, có đủ để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc hết mình không?

Đặc biệt, đối với những nhân viên nổi trội, bạn hoàn toàn có thể tăng lương cho họ cao hơn những nhân viên khác, dù họ cùng là nhân viên bán hàng.

Đây là giải pháp vô cùng hữu hiệu để động viên nhân tài và định hướng họ phát triển lên một vị trí cao hơn, chẳng hạn như quản lý cửa hàng.

Tất nhiên bạn cần lưu ý rằng mình phải có cơ sở để đánh giá chính xác năng lực của nhân viên chứ không nên dựa vào cảm tính.

Nếu sớm khắc phục được các sai lầm trên, bạn sẽ quản lý nhân viên bán hàng vô cùng hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được một đội ngũ nhân viên bán hàng tinh nhuệ, mang về sự tăng trưởng lớn trong doanh thu.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh marketing và quản lý hoạt động kinh doanh chặt chẽ hơn bằng những công nghệ hiện đại.

3. Cách quản lý nhân viên bán hàng

Để đạt được kết quả tốt trong hoạt động quản lý nhân viên không phải là một điều dễ dàng. Những cách quản lý nhân viên bán hàng quần áo sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc quản lý nhân viên bán hàng như thế nào và áp dụng thành công trong cửa hàng.

3.1. Phải có bảng phân công công việc rõ ràng

Chủ cửa hàng cần tiến hành phân công công việc cho từng nhân viên một cách thật rõ ràng và cụ thể. Bạn cũng có thể dựa vào điểm mạnh yếu của nhân viên để làm cơ sở phân công nhằm đạt được kết quả tốt trong hoạt động bán hàng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch dự phòng cũng rất cần thiết để có thể điều chỉnh hoặc thay thế hợp lý trong trường hợp thừa hay thiếu nhân viên.

3.2. Thường xuyên đào tạo kiến thức cho nhân viên

Hoạt động đào tạo nhân viên là vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp nhân viên nâng cao được kiến thức và kỹ năng của bản thân trong hoạt động bán hàng.

Đào tạo những kiến thức về mặt hàng thời trang, về đặc điểm kinh doanh của cửa hàng cũng như kỹ năng bán hàng sẽ góp phần tạo nên đội ngũ nhân viên chất lượng cho cửa hàng.

3.3 Kiểm tra nhân viên với tần suất phù hợp và khéo léo

Đôi khi việc theo dõi và kiểm soát nhân viên quá gắt gao sẽ khiến nhân viên không thoải mái, do đó chủ cửa hàng nên kiểm tra nhân viên với tần suất phù hợp.

Bên cạnh đó bạn có thể kiểm tra nhân viên thông qua kết quả kinh doanh, phản hồi của khách hàng; khả năng ứng xử, giao tiếp và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.

Những chỉ số này sẽ giúp bạn kiểm tra nhân viên một cách khéo léo mà vẫn đánh giá đúng năng lực của nhân viên đó.

3..4. Có mức đãi ngộ phù hợp với mức độ công việc

Trong cửa hàng thời trang, mỗi nhân viên sẽ có một mức độ công việc khác nhau dựa trên nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy trong cơ chế đãi ngộ, chủ cửa hàng cần quyết định mức đãi ngộ phù hợp với từng người.

Điều này sẽ đưa đến chế độ khen thưởng rõ ràng và công tâm, tránh tình trạng nhân viên cảm thấy bị đối xử bất công.

3.5. Nên sử dụng các công cụ để giám sát

Khi quản lý nhân viên theo cách thức truyền thống, chủ cửa hàng sẽ gặp nhiều bất tiện cũng như tốn nhiều thời gian, công sức. Phương pháp quản lý nhân viên bán hàng hiện nay được khá nhiều chủ cửa hàng sử dụng đó là sử dụng phần mềm.

Công cụ này không những giúp giám sát nhân viên chính xác, thuận tiện mà còn tăng hiệu quả bán hàng cho cửa hàng.

4. Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng

4.1. Thể hiện tình yêu và sự động viên vô điều kiện với nhân viên- Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng

Đầu tiên bạn phải vứt bỏ bất cứ ý kiến tiêu cực nào mà bạn nghe được về các nhân viên. Hãy tiếp cận từng người với tư cách mỗi người trong số họ là một nguồn tri thức độc đáo và có những giá trị nhất định để đóng góp cho công ty.

Hãy tỏ ra cho các nhân viên thấy rằng bạn trân trọng những cảm xúc và thật sự lắng nghe ý kiến của họ. Với quá nhiều vấn đề cần giải quyết, bạn sẽ dễ dàng phân tâm mỗi khi trò chuyện với cấp dưới của mình và các nhân viên thì lại vô cùng “nhạy cảm” nhận ra ngay điều này.

Hơn nữa, hãy cố gắng sắp xếp thời gian để có những cuộc đối thoại tập trung với cấp dưới, thay vì chỉ hồi đáp bằng những câu thờ ơ. Không chỉ vậy, cách bạn khuyến khích các nhân viên của mình cũng quan trọng không kém.

Bằng cách nhấn mạnh vào những nỗ lực của cấp dưới, ví dụ như: “Tôi đánh giá rất cao cách anh/chị sử dụng phương pháp này” hay “Tôi biết anh/chị đã thực hiện nhiều lần…”, bạn chứng tỏ sự ủng hộ hoặc động viên nhân viên tiếp tục phấn đấu.

Và cuối cùng, bạn có biết cách tốt nhất để khuyến khích nhân viên của mình là gì chưa? Rất đơn giản, mỗi ngày chỉ cần dùng hành động hoặc lời nói thể hiện rằng bạn rất yêu quý họ.

4.2. Hãy chứng tỏ cấp dưới là sự ưu tiên hàng đầu của bạn- Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng

Chúng ta luôn phải đối mặt với việc phải đáp ứng những yêu cầu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt được đâu là vấn đề trọng tâm nên được ưu tiên giải quyết.

Chẳng hạn, việc dành thời gian giải quyết những việc quan trọng cùng cấp dưới, thảo luận về deadline của các dự án. Để trở thành một nhà quản lý hiệu quả, bạn phải liên tục và đều đặn lựa chọn các thứ tự ưu tiên cho mình.

Đặt nhân viên lên vị trí đầu tiên không có nghĩa phải hy sinh quá nhiều thời gian của mình cho người khác. Nhưng đôi lúc, bạn phải biết cách lựa chọn.

Ngoài ra bạn phải đảm bảo rằng các nhân viên của bạn có tất cả những gì họ cần để làm công việc của họ. Hãy nhớ rằng khi bạn bắt đầu một năm học mới, bạn luôn chuẩn bị tất cả sách vở và dụng cụ học tập.

Tại sao lại không tạo cơ hội cho nhân viên bằng cách hỏi từng người một: “Bạn đã có tất cả những gì mình cần để làm tốt công việc chưa?”

Hãy nhớ rằng, cũng giống như thị trường và nhu cầu khách hàng có thể thay thế hàng ngày, và nhu cầu của nhân viên trong công ty cũng vậy.

4.3. Hãy thường xuyên hỏi ý kiến đánh giá của nhân viên về công việc của bạn- Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng

Tôi biết rằng các giám đốc rất khó yêu cầu nhân viên cho phản hồi về công việc của mình, nhưng các nhân viên cũng cảm thấy việc trả lời trung thực với người có quyền đánh giá họ khó tương tự .

Để xây dựng kỹ năng này và làm mẫu cho nhân viên, hãy bắt đầu nói chuyện với nhân viên bằng những câu mở đầu như “Một trong những mục tiêu của tôi là liên tục cải thiện trình độ quản lý của bản thân.

Bạn muốn tôi tự thay đổi điều gì? Tôi có thể làm gì để công viêc của bạn dễ dàng hơn?” Hãy đảm bảo rằng nhận các phản hồi từ nhân viên một cách hòa nhã và bày tỏ lòng biết ơn với họ.

Việc trao quyền cho nhân viên lên tiếng sẽ giúp khơi thông dòng chảy ý tưởng. Hãy khuyến khích mọi người cùng chia sẻ ý tưởng.

Bằng cách lắng nghe những quan điểm đa dạng và tôn trọng những lời chỉ trích mang tính xây dựng, bạn có thể học cách hỗ trợ tập thể và đạt tới mục tiêu chung.

5_bi_kip_quan_ly_nhan_vien_ban_hang_khien_khong_bao_gio_nhan_vien_bo_minh_ma_di

Bí quyết quản lý nhân viên bán hàng

4.4. Hãy nhất quán về chiến lược dài hạn- Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng

Nếu bạn bắt đầu một sáng kiến quản lý và rồi bỏ rơi nó, thì những nỗ lực của bạn sẽ phản tác dụng.

Mọi người mệt mỏi và bực tức với những chương trình sáng kiến kéo dài vài ngày, khuấy động niềm say mê của họ rồi xì hơi nhanh chóng khi chủ doanh nghiệp chán ý tưởng đó.

Có mối liên hệ nhất định giữa cam kết làm theo sáng kiến của công ty với cam kết hỗ trợ nỗ lực đó của chủ doanh nghiệp.

Cam kết giúp nhân viên gắn bó, quan tâm và hững thú với công việc của mình của chủ doanh nghiệp nên được đặt lên ưu tiên hàng đầu.

Hay nếu nhóm của bạn đang triển khai một dự án lớn, hãy tổ chức cuộc họp để đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Hãy cho các nhân viên cơ hội để phát biểu và đặt câu hỏi.

Khi cuộc họp kết thúc, mọi người cần phải biết chính xác nỗ lực của họ sẽ đem lại kết quả gì.

Việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng giúp mọi người có định hướng và từ đó đánh giá được quá trình của họ.

4.5. Hãy thưởng và công nhận nhân viên theo những cách mà họ coi là có ý nghĩa- Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng

Khi được công nhận nỗ lực và thành quả, mọi nhân viên đều cảm thấy vui mừng và thấy rằng, lãnh đạo quan tâm tới họ. Việc thiếu sự đánh giá chính là nguồn gốc của thái độ bất mãn ở nơi làm việc.

Hãy dành thêm thời gian cho những lời khen ngợi, hoặc đưa ra những hình thức khen thưởng chính thức.

Bạn sẽ khiến nhân viên của mình cảm thấy tự hào, và tạo dựng lòng trung thành trong họ.

Đây là một trong những lý do tại sao việc tìm hiểu nhân viên lại quan trọng đến như vậy. Hãy nhớ kỷ niệm cả những thành tích và cả những nỗ lực để tạo cho nhân viên một mục tiêu làm việc lâu dài. 

Bạn có thể thuê được những người giỏi nhất, nhưng nếu không giữ được chân họ, công ty của bạn vẫn dậm chân tại chỗ.

Những hành động nhỏ như trên có thể tác động lớn đến cách mọi người nhìn nhận về công ty và lãnh đạo của họ.

Là một người lãnh đạo, để nhân viên có thể nể phục và nghe theo ý mình không phải là điều dễ dàng.

Hãy xem trọng nhân viên, và nhân viên tài năng sẽ một lòng với bạn và hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *