abbycard

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay có những loại nào?

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay có những loại nào là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà các cơ quan thuế quan tâm nhất

1.  Doanh thu phải chịu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp thương mại

1. Một số DN thương mại bán hàng tiêu dung cho khách hàng nên thường không phải xuất hóa đơn GTGT, do vậy họ chủ động được đầu ra xuất hóa đơn GTGT bán hàng để tránh phải nộp thuế nhiều.

Tuy nhiên ở các DN này lại thường có hai hệ thống tách biệt là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

Kế toán nội bộ thường thì cập nhật thường xuyên theo yêu cầu báo cáo, còn kế toán thuế thường làm vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm…, lúc bán hàng thực tế là một hàng khác, giá khác, nhưng lúc xuất hóa đơn cho khách theo yêu cầu thì là một mặt hàng khác, giá bán khác. Ở đây sẽ xảy ra hai vấn đề:

+  Trường hợp 1:

Giá bán không đồng nhất, chênh lệch nhau quá lớn mà không có sự kiểm soát cập nhật hàng ngày, dẫn đến cùng một mặt hàng lúc bán với giá rất thấp, lúc lại bán với giá gấp 5- gấp 10

-> Cơ quan thuế sẽ đặt câu hỏi, nếu không giải trình được hợp lý sẽ bị áp mức giá bán cao nhất cho các mặt hàng xuất đó.

Để tránh vấn đề này, kế toán phải cân đối khi xuất hóa đơn GTGT theo giá cao của khách, có thể xuất mức giá cao hơn từ 10-15%, và tăng số lượng lên cho vừa đủ tổng số tiền khách cần hóa đơn.

Nếu khách không đồng ý có thể xuất sang mặt hàng khác, hoặc nếu khách vẫn không đồng ý buộc phải lấy hóa đơn hàng nhập từ nguồn khác để xuất cho khách.

Tuyệt đối không xuất bán hàng với những mức giá chênh lệch nhau quá lớn cùng một mặt hàng.

+  Trường hợp 2:

Do không cập nhật được nhập xuất tồn thường xuyên, bán một mặt hàng viết hóa đơn một mặt hàng nên khả năng xảy ra xuất hàng âm. Điều này thì buộc kế toán phải cập nhật thường xuyên nhập xuất các mặt hàng để tránh xảy ra tình trạng này.

Trong trường hợp việc xuất kho đã xảy ra lâu rồi thì chỉ còn cách là làm tìm mặt hàng có tên hơi giống giống mặt hàng âm đó để điều chỉnh thay thế cho mặt hàng đã xuất âm, hoặc lập hợp đồng với mặt hàng có tên giống, giá bán gần gần giống  để ký kết, rồi giải thích với thuế là đã xuất nhầm hóa đơn.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp khác

2. Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, khách hàng trả trước tiền phí dịch vụ và yêu cầu xuất hóa đơn theo lần thanh toán tiền. Kế toán không phân biệt được đó là doanh thu chưa thực hiện nên mỗi lần xuất hóa đơn đều ghi vào doanh thu. Trong lúc đó chưa có chi phí thực hiện các dịch vụ này dẫn đến LN của doanh nghiệp rất lớn một cách không đúng thực tế -> số thuế TNDN phải nộp rất lớn.

3. Một số DN có khách hàng là bên nước ngoài hoặc một tổ chức cá nhân nào đó không cần hóa đơn GTGT, tuy nhiên khách hàng đó lại chuyển tiền qua tài khoản của công ty, công việc cung cấp hàng hóa dịch vụ đã thực hiện xong, hợp đồng đã thanh lý và mọi nghĩa vụ giữa hai bên đã kết thúc. Để lợi dụng nguồn thuế GTGT phải nộp, các DN đó hoãn lại việc xuất hóa đơn, thậm chí còn không xuất hóa đơn. Lúc cơ quan thuế phát hiện ra khoản này, đối chiếu với hợp đồng, thanh lý hợp đồng -> Doanh thu tăng lên được tính tại thời điểm thanh lý hợp đồng -> truy thu + phạt thuế.

4. Một số DN không có chức năng kinh doanh ngành nghề này nhưng lại xuất hóa đơn cho ngành nghề đó, dẫn đến lúc kiểm tra ngoài việc bị phạt hành chính về vấn đề kinh doanh sai ngành nghề, còn bị cơ quan thuế không chấp nhận chi phí đầu vào cho những doanh thu này mà coi đây là một khoản thu nhập khác và đánh thuế trên toàn bộ doanh thu không đúng ngành nghề này

Doanh nghiệp mua hàng hóa và doanh nghiệp chỉ nhận hàng ký gửi

5. Một số DN xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện, tiêu dùng nội bộ… nhưng không xuất hóa đơn GTGT nên lúc quyết toán thuế sẽ bị loại khoản này ra khỏi chi phí đồng thời tăng doanh thu các khoản này và tính thuế TNDN trên khoản doanh thu này.

6. Một số doanh nghiệp mua hàng hóa theo hóa đơn GTGT  ghi một mặt hàng, nhưng thực chất là có nhiều mặt hàng có tên gọi khác nhau, quy cách khác nhau. Khi DN xuất hóa đơn bán ra khách hàng lại yêu cầu xuất đủ tên hàng đúng chủng loại quy cách của từng mặt hàng đó theo số lượng tương ứng. Lúc đó sẽ có sự khác nhau giữa tên hàng mua vào và bán ra, nếu không chứng minh được hàng hóa bán ra là chi tiết từ hàng hóa mua vào thì sẽ không được chấp nhận đầu vào và phải nộp thuế TNDN trên doanh số bán ra này.

7. Một số DN chỉ nhận hàng ký gửi, đại lý bán đúng giá thì doanh thu bán hàng không phải là là số tiền bán hàng của loại hàng hóa đó mà chỉ là hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý ký gửi, nhưng kế toán lúc bán hàng do khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn cho mặt hàng này nên đã xuất ra, trong khi việc xuất hóa đơn này là của bên giao đại lý, ký gửi. Do vậy doanh thu bị tăng lên mà thực ra là doanh nghiệp không được hưởng doanh thu này.

Một số quy định khác

8. Một số doanh nghiệp tham gia hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh chỉ được phân chia sản phẩm, nhưng là đơn vị đứng ra bán hàng của việc hợp tác kinh doanh này, lúc khách hàng yêu xuất hóa đơn thì lại xuất cho toàn bộ giá trị hàng bán được. Do vậy bị tính thừa doanh thu mà DN không được phân chia, bị nộp thuế trên phần doanh thu không nhận được.

9.Theo quy đinh tại TT 153/2010/BTC  thì việc điều chuyển tài sản, góp vốn bằng tài sản vào các công ty hạch toán độc lập thì phải xuất hóa đơn GTGT. Tuy nhiên đây không phải là khoản doanh thu của doanh nghiệp, do vậy lúc hạch toán cần chú ý.

10. Việc thực hiện công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp phải đảm bảo đúng theo luật, chế độ kế toán đã quy định mới được quyết toán thuế theo quy định, trường hợp thực hiện hạch toán sổ sách bị sai thì cơ quan thuế sẽ áp mức thuế trên doanh thu.

2.   Nguyên tắc chung

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:

ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước

3.   Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.

Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.

Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.

4.  Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Kế toán không được phản ánh vào tài khoản 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *