DESCRIPTION Là Gì ? Vai Trò Của Thẻ Meta Description Trong SEO ?
Description ở đây chính là một đoạn mô tả ngắn được sử dụng để tóm tắt phần nội dung của một bài viết trên trang, nội dung của trang, nội dung của một video . . . Description được tạo ra để giúp các nhà sản xuất nói với người dùng lẫn bot tìm kiếm Google rằng nội dung của các bài viết, video được tạo ra trên trang là gì và đồng thời cũng trả lời luôn câu hỏi rằng tại sao người dùng phải dành sự quan tâm cho những nội dung này
|
Thẻ meta description đang có một vai trò lớn trong seo |
Những thẻ Meta Description thường được sử dụng ở đâu?
Description hay còn gọi là mô tả ngắn và đoạn mô tả này đang được sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi từ thông tin mô tả cho trang fanpage cho đến trang Google+, mô tả được sử dụng trong các group, mô tả được sử dụng trong các nội dung được tạo ra trên trang. Và đối với những người làm dịch vụ seo, thẻ Meta Description cũng đang có một ý nghĩa quan trọng trong các chiến lược seo web mà tất cả đang cùng hướng đến
Đối với hoạt động phát triển kinh doanh, việc bạn viết mô tả cho các sản phẩm, dịch vụ của mình cũng sẽ là một trong những việc làm không thể thiếu nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ. Vai trò của những đoạn mô tả ngắn đã được thể hiện nhưng không phải ai cũng có khả năng tạo ra những đoạn mổ tả đáp ứng đủ 3 yêu cầu đó chính là ngắn gọn, đầy đủ và hay
Thẻ Description hiển thị ngay dưới phần tiêu đề giúp bổ sung thông tin |
Lý do mà bạn phải viết thẻ mô tả?
– Với người dùng: Với vô vàng các nội dung được tạo ra mỗi ngày và đưa lên mạng internet, người dùng lúc này đây họ có cho mình vô số các sự lựa chọn để xem, tìm hiểu. Và tất nhiên trước khi nhấp vào xem nội dung chính của một trang nào đó họ sẽ thường tìm hiểu nội dung chính trên trang bằng cách đọc sơ qua phần mô tả. Chẳng hạn như họ tìm kiếm thông tin trên Google Search, các kết quả hiển thị và ngoài phần tiêu đề họ đọc qua phần mô tả hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Nếu như đoạn mô tả ngắn này liên quan trực tiếp đến mối quan tâm của họ thì tất nhiên họ sẽ sẵn sàng nhấp vào và dành thời gian để tương tác với những nội dung đó, với các video cũng tương tự. Trong trường hợp các nội dung được tạo ra không có mô tả đi kèm thì khi đó lượng truy cập và tương tác của người dùng với những nội dung này chắc chắn sẽ giảm đi một cách đáng kể
– Với chiến lược seo top: Mô tả ngắn sẽ là cách để bạn cho bot tìm kiếm biết được nội dung chính, chủ đề chính của các bài viết, các video được tạo ra. Google sẽ dựa vào thông tin có được từ mô tả để xác định chủ đề sau đó đưa ra những đánh giá, xếp hạng cho những nội dung trên
Các bạn cần phải viết mô tả cho các trang, các nội dung mình tạo ra |
Trong quá trình làm seo, ngoài quan tâm đến có thẻ quan trọng như title, description, thẻ H . . . thì các bạn cũng cần dành sự quan tâm đến những thuật toán luôn được cập nhấp từng ngày của Google. Và tất nhiên Google Penguin cũng là một trong số đó. Để hiểu hơn về thuật toán này cụ thể là như thế nào, các bạn có thể tìm hiểu ngày bài viết Google Penguin Là Gì? Những Hình Phạt Và Giải Pháp Phòng Tránh để có được những kiến thức cần thiết
Vai trò, công dụng của những thẻ Meta Description
– Thẻ Meta Description thể hiện ngắn gọn, chính xác những nội dung trên trang
– Khi được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, thẻ Meta Description đóng vai trò như một đoạn quảng cáo siêu tốc giúp người dùng xác định việc có nên nhấp vào để tìm kiếm thông tin hay không
– Đối với những trang kết quả hiển thị từ việc tìm kiếm từ các từ khóa có mức cạnh tranh cao, vai trò, giá trị của những thẻ Meta Description càng được thể hiện khi nó giúp thu hút được một lượng truy cập người dùng lớn cho trang
Sử dụng các thẻ Meta Description sao cho hiệu quả?
Đối với các thẻ Meta Description, giải pháp khả thi nhất để bạn phát huy giá trị và vai trò của nó đó chính là:
– Hãy tạo các Description khác nhau cho những trang khác nhau: Sự trùng lặp của các thẻ Meta Description giữa các trang khác nhau sẽ không mang lại lơi ích cho việc hiển thị trang trên trang kết quả tìm kiếm Google. Để bảo đảm về khả năng hiển thị trang trên công cụ tìm kiếm Google, cách tốt nhất là bạn nên tạo ra những đoạn mô tả ngắn cho từng trang cụ thể
– Thẻ Meta Description cần chứa những nội dung quan trọng: Đoạn mô tả thường khá ngắn nên việc của bạn cần phải đưa được những nội dung chính của bài viết, video vào đây là cần thiết. Mô tả không cần viết có cấu trúc câu, quan trọng ở đây đó là từ khóa cần phải được xuất hiện và mô tả phải bám sát phần nội dung bài viết được tạo ra
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description trong seo
Dựa vào thẻ Meta Description, Google có thể xác định được chủ đề, nội dung chính cho các bài viết mà bạn tạo ra trên trang. Xác định được càng chính xác thông tin về các bài viết trên trang, Google sẽ dễ dàng trong việc lập chỉ mục, hiển thị các bài viết trên trang kết quả tìm kiếm với các từ khóa liên quan. Khi các bài viết được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, vai trò của những mô tả ngắn này tiếp tục được thể hiện bằng cách đưa ra lý do thuyết phục người giúp nhấp và truy cập trang. Trang có được những tương tác, lượng truy cập tốt hơn, từ đó chiến lược seo có cơ hội được phát triển tốt hơn
VÕ TUẤN HẢI
Tôi là Võ Tuấn Hải, hiện tại tôi đang là CEO & Founder của Quảng Cáo Siêu Tốc. Sau hơn 10 năm gắn bó với Digital Marketing, đã và đang trực tiếp tư vấn và thực thi kế hoạch marketing cho hơn 1.000 cá nhân và doanh nghiệp SME ở Việt Nam, tôi chắc lọc và đúc kết được chút ít kinh nghiệm về Marketing cũng như cách để vận hành một doanh nghiệp kinh doanh thành công trên online. Tôi hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp cho nhiều người kinh doanh online thành công hơn. Với tôi “Marketing Là Đam Mê”
Tặng Ngay Website Chuyên Nghiệp Chuẩn SEO
Bài viết liên quan
!function(f,b,e,v,n,t,s)
{if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod?
n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)};
if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0';
n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0;
t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0];
s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script',
'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js');
fbq('init', '986954608159074');
fbq('track', 'PageView');