abbycard

Lập bảng cân đối kế toán theo đúng quyết định 48

Lập bảng cân đối kế toán theo đúng quyết định 48 là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

1. Lập Bảng cân đối kế toán căn cứ vào cơ sở nào?

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp

– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết

– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước

lập bảng cân đối kế toán theo quyết định 48

Lập bảng cân đối kế toán dựa vào các căn cứ trước

2. Nội dung lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán năm

  • “Mã số” ghi ở cột B tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo.
  • Số hiệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuyết minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.
  • Số liệu ghi vào cột 2 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh các năm trước ảnh hưởng đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu cần phải điều chỉnh theo phương pháp hồi tố.
  • Số liệu ghi vào cột 1 “số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau:

3 Phương pháp Lập Bảng cân đối kế toán

PHẦN TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150

Trong đó:

– Mã số 110 (Tiền và các khoản tương đương tiền ): Tổng số dư Nợ của các TK 111, 112 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phản ánh ở số dư Nợ TK 121 trên sổ chi tiết TK 121.

– Mã số 120 (Đầu tư tài chính ngắn hạn) = Mã số 121 + Mã số 129.

Trong đó:

– Mã số 121 (Đầu tư ngắn hạn): Là tổng dư Nợ của TK 121 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu 110.

– Mã số 129 (Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn): Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Là số dư Có của Tk 1591 trên Sổ cái.

– Mã số 130 (Các khoản phải thu ngắn hạn) = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 138 + Mã số 139.

Trong đó:

– Mã số 131 (Phải thu của khách hàng): căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131.

– Mã số 132 (Trả trước cho người bán): Căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tk 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331.

– Mã số 138 (các khoản phải thu khác): Là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338 (Không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cước ngắn hạn).

– Mã số 139 (Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. số liệu là số dư Có chi tiết của Tk 1592 trên sổ kế toán chi tiết của các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Tk 1592).

– Mã số 140 (Hàng tồn kho) = Mã số 141 + Mã số 149.

Trong đó:

– Mã số 141 (Hàng tồn kho): Tổng số dư Nợ của các Tk 152, 153, 154, 155, 156, 157 trên sổ cái.

– Mã số 149 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho): Số dư Có của Tài khoản 1593 trên sổ chi tiết TK 159, chi tiết các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Tk 1593).

– Mã số 150 (Tài sản ngắn hạn khác) = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 158.

Trong đó:

– Mã số 151 (Thuế GTGT được khấu trừ): căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133 trên sổ cái.

– Mã số 152 (Thuế và các khoản phải thu nhà nước): căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tk 333 trên sổ kế toán chi tiết TK 333.

– Mã số 158 (Tài sản ngắn hạn khác): căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381, tài khoản 141, tài khoản 142, tài khoản 1388 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc trên sổ chi tiết TK 1388.

B. Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240

Mã số 210 (tài sản cố định) = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213.

Trong đó:

– Mã số 211 (Nguyên giá): số liệu ghi vào chi tiêu này là sơ dư Nợ của Tài khoản 211 trên Sổ cái.

– Mã số 212 (Giá trị hao mòn lũy kế): số liệu ghi vào chi tiêu này là sơ dư Có của các tài khoản: Tk 2141 trên sổ chi tiết TK 2141, TK 2142 trên sổ chi tiết TK 2142 và Tài khoản 2143 trên sổ chi tiết 2143.

– Mã số 213 (Chi phí xây dựng cơ bản dở dang): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 241 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.

– Mã số 220 (Bất động sản đầu tư)= Mã số 221 + Mã số 222.

Trong đó:

– Mã số 221 (Nguyên giá): Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217.

– Mã số 222 (Giá trị hao mòn lũy kế): Số liệu của chỉ tiêu này ghi bằng số âm, có giá trị là số dư Có của Tài khoản 2147 trên sổ kế toán chi tiết TK 2147.

– Mã số 230 (Các khoản đầu tư tài chính dài hạn) = Mã số 231 +Mã số 239.

Trong đó:

– Mã số 231 (Đầu tư tài chính dài hạn): số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ Tài khoản 221 trên Sổ cái.

– Mã số 239 (Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn): Là số dư Có của Tài khoản 229 trên Sổ cái.

– Mã số 240 (Tài sản dài hạn khác) = Mã số 241 + Mã số 248 + Mã số 249.

Trong đó:

– Mã số 241 (Phải thu dài hạn): Là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoản 131, 138, 331, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 131, 1388.

– Mã số 248 (Tài sản dài hạn khác): căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 242, Tài khoản 244 và Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.

– Mã số 249 (Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi): Số liệu ghi chỉ tiêu này ghi bằng số âm, là số dư Có chi tiết của Tài khoản 1592, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 1592.

– Mã số 250 (Tổng cộng tài sản) = Mã số 100 + Mã số 200

lập bảng cân đối kế toán theo quyết định 48

Cần thu thập các thông tin, số liệu để lập bảng cân đối kế toán

PHẦN NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả (Mã số 300) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320

Mã số 310 (Nợ ngắn hạn) = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 318 + Mã số 319.

Trong đó:

– Mã số 311 (Vay ngắn hạn): Là số dư Có của TK 311 và TK 315 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.

– Mã số 312 (Phải trả cho người bán): Là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên Sổ kế toán chi tiết TK 331.

– Mã số 313 (Người mua trả tiền trước): Căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 được phân loại là ngắn hạn mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có của TK 3387 được phân loại là ngắn hạn trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387.

– Mã số 314 ( Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước): Là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 trên Sổ kế toán chi tiết TK 333.

4. Ý nghĩa bảng cân đối kế toán

Đối với phần tài sản:

– Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp

– Các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất.

Đối với phần nguồn vốn

– Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là ao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

– Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *