abbycard

Hướng dẫn cách lập dự toán ngân sách nhà nước hiện nay

Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước hiện nay như thế nào? Hãy cùng abby card tìm hiểu ngay chủ đề này nhé!

1. Đơn vị dự toán ngân sách nhà nước là gì?

Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định.

Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.

Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.

Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.

2. Hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước

lập dự toán ngân sách nhà nước

Nhà nước cần có kế hoạch lập dự toán ngân sách rõ ràng

– Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau.

– Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của bộ, cơ quan, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới bảo đảm số thu không thấp hơn số kiểm tra về thu, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu.

– Trước ngày 10 tháng 6 năm trước, Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nội dung số kiểm tra gồm:

+ Tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương.

+ Tổng số thu, chi và một số lĩnh vực chi quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Lập dự toán ngân sách nhà nước

Lập dự toán ngân sách địa phương

Sở Tài chính – Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan Trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Lập dự toán ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan, xem xét dự toán thu, chi ngân sách do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo, dự toán chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực (đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ), chi chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo, nhu cầu trả nợ và khả năng vay; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ.

Biểu quyết ngân sách nhà nước

– Dự toán ngân sách phải được Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội xem xét, đánh giá và ủy ban này sẽ có những ý kiến cụ thể báo cáo trước Quốc hội.

– Các báo cáo có liên quan đến dự toán NS phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 10 ngày trước ngày họp Quốc hội. Quốc hội sẽ thảo luận dự toán ngân sách. Sau khi thảo luận, Quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách nhà nước. Nếu quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua thì Quốc hội sẽ ra Nghị quyết về việc phê chuẩn dự toán NSNN. Như vậy Dự toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn trở thành một đạo luật của nhà nước mà mọi cá nhân và tổ chức từ trung ương đến địa phương có nghĩa vụ chấp hành.

Ở một số quốc gia, việc biểu quyết được quy định rằng các khoản chi phải được biểu quyết trước các khoản thu. Nguyên do của việc biểu quyết này là quan niệm nhà nước chỉ cần thu khi có nhu cầu chi. Nếu biểu quyết các khoản thu trước các khoản chi là phí phạm vì có thể có những khoản thu mà quốc gia không thực sự cần đến.

– Trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.

Trường hợp dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn ngày 10 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh, ngày 20 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp huyện, ngày 30 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp xã

Phân bổ ngân sách trung ương, giao dự toán ngân sách nhà nước

lập dự toán ngân sách nhà nước

Phân bổ ngân sách hợp lý

  • Sau khi dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính có trách nhiệm:

– Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, trình Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia theo quy định

– Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, mức bổ sung cân đối (nếu có), mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước;

– Hướng dẫn nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 25 tháng 11 năm trước.

  • Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách tỉnh, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước; Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính – Vật giá trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (phần ngân sách địa phương hưởng) và giữa các cấp chính quyền địa phương, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách trung ương, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp tỉnh (nếu có) cho từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

  • Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên; Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
  • Sau khi nhận được dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; các đơn vị dự toán phải tổ chức phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc, kể cả dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền (nếu có) trước ngày 31 tháng 12 năm trước.

Lời kết

Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước, là công cụ trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển xã hội. Có thể thấy vai trò của ngân sách nhà nước vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vì vậy, cần phải có sự cân bằng trong thu chi ngân sách, việc dự toán ngân sách tỏ ra vô cùng cần thiết. Một nước có nguồn ngân sách ổn định, rõ ràng sẽ đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Việc lập dự toán ngân sách sẽ thể hiện được tổng hòa quan điểm, đường lối, chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước, thiết lập kỷ luật tài khóa về thu chi và cân đối ngân sách. Dự toán ngân sách là một nghiệp vụ quan trọng không chỉ với nhà nước mà còn với toàn bộ cá nhân, tổ chức kinh doanh trong việc quản trị, thiết lập chiến lược kinh doanh. Ngày nay, để quản lý ngân sách hiệu quả, các doanh nghiệp hầu như đều sử dụng các công cụ hiện đại, chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng. Với biện pháp quản lý này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Trên đây là quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *