abbycard

Quy trình bán hàng của các công ty thương mại chuyên nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp hay công ty thường sẽ xây dựng cho mình một quy trình bán hàng riêng biệt để phù hợp với loại hình kinh doanh, hoạt động, đặc điểm, cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp, công ty. Việc xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp các công ty thương mại đi đúng xu hướng và giúp tăng lợi nhận công ty. Chính vì vậy, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ chi tiết các bạn Quy trình bán hàng của các công ty thương mại chuyên nghiệp.

quy trình bán hàng của công ty thương mại

1. Khái niệm quy trình bán hàng của công ty thương mại

  • Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị.
  • Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.
  • Như vậy, quy trình bán hàng của công ty thương mại là trình tự các bước thực hiện hoạt động bán hàng đã được doanh nghiệp quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị bán hàng trong công ty

2. Vai trò quan trọng của quy trình bán hàng của công ty thương mai

  • Khi các công ty xây dựng được một quy trình bán hàng chuẩn sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực cho bộ phận bán hàng của doanh nghiệp nói riêng và góp phần rất lớn làm nâng cao kết quả doanh thu của doanh nghiệp nói chung.
  • Quy trình bán hàng của công ty thương mại chuẩn giúp bộ phận quản lý, ban Lãnh đạo dễ dàng kiểm soát, đánh giá được hoạt động, hiệu quả làm việc của bộ phận bán hàng của mình.
  • Tạo sự chuyên nghiệp của công ty trong đánh giá của khách hàng và đối tác.
  • Có thể nhanh chóng rút ngắn được sự chênh lệch về trình độ, kỹ năng bán hàng của nhân viên cũ và mới.
  • Mỗi công ty sẽ có những sơ đồ quy trình bán hàng riêng phù hợp với lĩnh vực, quy mô cũng như cách thức quản lý của họ.

3. Quy trình bán hàng của công ty thương mại

Bước 1

Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng:

  • Bước đầu tiên trong một quy trình bán hàng chuyên nghiệp của một công ty (hay doanh nghiệp) chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường nào và tiếp cận ai. Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết.
  • Chúng ta có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông như báo chí, website, sự kiện xã hội,… Bạn có thể tìm kiếm mọi lúc mọi nơi và với thái độ chân tình quan tâm nhất đến khách hàng. Công việc khai thác khách hàng tiềm năng phải được thực hiện bất cứ khi nào, trong mọi tình huống.
  • Sau khi đã tìm được những khách hàng tiềm năng rồi, chúng ta sẽ tiến hành tiếp cận khách hàng đã tìm được. Để tiếp cận Khách hàng thành công, bạn cần tìm hiểu thông tin về khách hàng trước, qua nhiều kênh: qua internet, báo chí, thực tế hay người thân, người quen. Sau đó, có thể gửi email giới thiệu, liên hệ bằng điện thoại chào hàng, thăm dò một số thông tin và cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng rồi thiết lập cuộc hẹn trực tiếp để trao đổi và trình bày sản phẩm, dịch vụ.

Bước 2

Báo giá và thuyết phục khách hàng

  • Bước kế tiếp trong một quy trình bán hàng chuyên nghiệp của bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào sẽ là: Báo giá và thuyết phục khách hàng.
  • Công ty có khách hàng đặt mua sản phẩm với số lượng vừa và nhỏ, thường phòng kinh doanh sẽ gửi cho khách hàng một bảng báo giá cho đơn vị mua hàng một cách cụ thể. Và chi tiết để khách hàng có thể nắm được và đặt mua đúng sản phẩm.
  • Sau khi nhận được một bảng báo giá của doanh nghiệp. Thì cả hai bên cần phải thống nhất bảng giá sao cho phù hợp có lợi cho cả hai bên. Đối với bên mua cần gửi đơn đặt hàng cho doanh nghiệp theo bảng chi tiết có số lượng, mã và suy cách sản phẩm cần sử dụng.

Bước 3

Thống nhất và chốt đơn hàng

  • Khi nhận được đơn đặt hàng của đơn vị mua. Thì các cong ty tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa còn trong kho còn có đủ so với đơn hàng không. Và có đúng với mẫu mã đã cung cấp và được khách hàng yêu cầu không.
  • Khi kiểm tra xong công ty sẽ tiến hành bàn giao hàng hóa, hóa đơn, giấy tờ liên quan. Như hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu hàng hóa của khách hàng và lập phiếu thu tiền hàng.
  • Tuy nhiên trong nhiều những trường hợp hy hữu khách hàng không hài lòng về sản phẩm. Khách hàng có thể trả lại cho công ty, khi đó phòng kế toán sẽ có trách nhiệm tiến hành, nhập lại số lượng hàng hóa không đúng quy cách chất lượng trên, thường được thể hiện phiếu nhập khi hàng hóa bị trả lại. Với một quy trình bán hàng được định sẵn sẽ giúp cho người mua và doanh nghiệp theo dõi dễ dàng các khâu trao đổi hàng hóa.

Bước 4

Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

  • Nếu nghĩ rằng bán hàng được là bạn đã xong nhiệm vụ là một sai lầm lớn. Bước cuối cùng vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng của công ty (hay doanh nghiệp) đó là chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
  • Tuy đây là quá trình diễn ra sau khi đã bán hàng thành công nhưng nó chính là một bước không thể thiếu được trong quy trình bán hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp hay không, có thể tiếp tục việc hợp tác lâu dài hay không.
  • Có được khách hàng đã khó, giữ chân được khách hàng còn khó hơn. Do vậy, dù bạn bán sản phẩm, dịch vụ gì đi chăng nữa, nếu là một người bán hàng chuyên nghiệp thì bạn sẽ luôn gọi điện chăm sóc sau bán hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Trên đây là những thông tin về quy trình bán hàng chuyên nghiệp của một công ty hay một doanh nghiệp ở hầu hết mọi lĩnh vực.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *