Xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty hiện nay như thế nào?
Xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty hiện nay như thế nào là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!
Tìm hiểu chung về Xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty
Doanh nghiệp đổi tên công ty thì phải nhanh chóng thực hiện đăng ký thay đổi tên của công ty trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Việc thay đổi tên không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của công ty. Tên mới của công ty vẫn phải tuân thủ các quy định trong việc đặt tên của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản liên quan.
Khi đổi tên hoặc địa chỉ kinh doanh…thì các hóa đơn GTGT đã đặt in trước sẽ được xử lý như thế nào? Khi đó sẽ có 2 trường hợp: Doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng và Doanh nghiệp không muốn sử dụng nữa.
Trường hợp 1: Xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty- Doanh nghiệp tiếp tục muốn sử dụng những hóa đơn đã đặt in trước đó
Việc thay đổi tên hay địa chỉ như thế sẽ có 2 trường hợp: làm thay đổi Cơ quan thuế và không thay đổi Cơ quan thuế
1. Đối với những hóa đơn GTGT đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì xử lý như sau:
Bước 1: Làm dấu khắc tên, địa chỉ mới của công ty
Do nội dung con dấu của công ty bao gồm tên công ty và mã số công ty. Vì vậy, khi thay đổi tên công ty thì con dấu pháp nhân cũng phải làm mới.
Bước 2:
Làm thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hóa hơn.
Ngoài ra, các bạn có thể làm trên phần mềm HTKK rồi nộp qua mạng hoặc nộp bản cứng trực tiếp cho chi cục thuế.
Thực hiện trên phần mềm HTKK
Vào mục Hóa đơn và click chuột chọn mục Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC). Sau đó thay đổi thông tin theo nhu cầu.
Sau khi làm xong các bạn kết xuất XML rồi nộp qua mạng.
Tiếp đó, phải chờ phản hồi của cơ quan thuế xác nhận đã nhận được chưa? (Liên hệ với Chi cục thuế để xác nhận lại).
Bước 3: Đóng dấu vào bên cạnh tiêu thức tên hoặc địa chỉ đã được in sẵn trên hóa đơn
2. Nếu có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Bước 1: Tại cơ quan thuế Chuyển đi:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
Ngoài cách nộp trực tiếp, bạn có thể làm trên phần mềm HTKK theo hướng dẫn sau:
Chọn mục Hóa đơn -> Click chuột chọn Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC2/AC – Click kèm phụ lục 3.10.
Sau khi thực hiện các thao tác xong, bạn kết xuất XML rồi nộp qua mạng.
Lưu ý: Khi chọn kỳ làm Báo cáo, phải chọn đến ngày hiện tại
Ví dụ: Hôm nay là ngày 07/01/2020 (tức là quý 1), là ngày bạn làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để chuyển. Khi này, bạn chọn Quý 1: “Từ ngày” (mặc định: 01/01/2020) – “Đến ngày” (07/01/2020).
Bước 2: Tại cơ quan thuế Chuyển đến:
Gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
Gửi bản thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến và được sử dụng ngay háo đơn.
Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng
Tương tự như những bước trên, bạn có thể tiết kiệm thời gian đi lại và in ấn giấy tờ, bạn có thể thực hiện qua phần mềm HTKK.
Vào phần hóa đơn -> Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC)
Sau khi thực hiện các thao tác xong, bạn kết xuất XML rồi nộp qua mạng.
Lưu ý: Mẫu thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn tương tự phần 1.
Mẫu bảng kê hóa đơn chưa sử dụng BK01/AC: lấy theo số liệu đã nộp cho cơ quan thuế nơi chuyển đi.
Bước 3: Đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn
Trường hợp 2: Xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty- Doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ
Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hóa đơn cũ nữa thì phải thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Tiến hành hủy hóa đơn theo thủ tục sau:
Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy
Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của doanh nghiệp
Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót
Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!