10 chỉ số KPIs giúp kinh doanh bán lẻ thành công
Nếu bạn đang kinh doanh bán lẻ nhưng mãi không hiểu quả. Bạn đang loay hoay không biết làm thế nào để cải thiện lợi thế cạnh tranh của thương hiệu thì hãy khám phá ngay 10 chỉ số KPIs giúp kinh doanh bán lẻ thành công ngay sau đây.
1. Doanh số bán hàng trên m2 (SPSM)
+ Cách tính:
đây là chỉ số giúp đo lường hiệu quả việc sử dụng không gian bán lẻ và tài sản đầu tư.
SPSM= Tổng doanh thu (VND)/ Tổng diện tích (m2)
Ví dụ: Doanh thu của cửa hàng trong 1 tháng là 200 triệu trên diện tích 100m2 thì SPSM = 200/100 triệu/m2
+ Chỉ số này giúp đo lường hiệu quả của một số phương diện quan trọng sau
– Cách bố trí, sắp xếp các quầy, kệ tủ của cửa hàng đã hợp lý chưa
– Cơ cấu sắp xếp hàng hóa
– Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cao hay thấp
– Lưu trữ hàng tồn hợp lý
– Hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại
+ Cách đo lường chỉ số
– Tần suất: 1 tháng
– Người thực hiện: phòng kinh doanh/ cửa hàng trưởng
2. Lưu lượng khách hàng
Chỉ số này khó đo đếm, phát sinh khả năng mất chi phí, tuy nhiên, lợi ích mang lại rất lớn. Bạn có thể phân tích được nhiều thông tin dựa trên dữ liệu và chỉ số này mang lại. Thông thường, các doanh nghiệp hoặc công ty lớn khi muốn tính chỉ số này sẽ sử dụng dịch vụ people counter.
+ Công nghệ đếm người này đã trải qua 4 thời kỳ:
– Thế hệ 1: Infrared Beam Counter ( 2002-2004): Đếm bằng máy đếm nhịp hồng ngoại
– Thế hệ 2: thermal counters ( 2005-2011): đếm bằng nhiệt
– Thế hệ 3: Video & wifi counting ( 2012-2016): Đếm bằng video và wifi
– Thế hệ 4: Video & wifi analytics with video footage ( 2017 to present): đếm khách có rà soát lại, sử dụng cả công nghệ computer vision.
– Công nghệ tương lai: Face-recognition: nhận diện khuôn mặt.
+ Nhờ chỉ số KPIs này, bạn sẽ biết được:
– Tận dụng mặt bằng cửa hàng: Đâu là vị trí tập trung nhiều lưu lượng khách nhiều nhất, vị trí mặt bằng nào của cửa hàng hay bị tắc do khách đứng đông, và đâu là điểm chết trong cửa hàng
– Hiệu quả các các hoạt động quảng cáo xúc tiến kinh doanh: khách hàng đến càng đông thì các hoạt động thương mại hoạt động càng hiệu quả
– Điều phối nhân viên: phân công ca trực nhân viên nhiều hơn vào các giờ cao điểm và đông khách và ngược lại.
+ Cách đo lường:
– Tần suất: mỗi tháng 1 lần
– Người thực hiện: Bộ phận IT
3. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng
+ Cách tính:
tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng = số khách mua hàng/ tổng số khách đến cửa hàng
+ Lợi ích:
giúp đánh giá các hoạt động trong cửa hàng
– dịch vụ khách hàng: các dịch vụ chăm sóc khách hàng đủ hiệu quả sẽ khiến khách hàng mua sản phẩm, liệu nhân viên của cửa hàng hay công ty đã thực hiện các dịch vụ một cách nghiêm túc và bài bản hay chưa?
– trưng bày và trang trí: cửa hàng trưng bày sản phẩm theo một số nguyên tắc trang trí thống nhất để thể hiện thương hiệu của cửa hàng
– trải nghiệm của khách hàng: từ chỉ số này sẽ thể hiện được sự hài lòng của khách hàng khi mua hàng, nếu chỉ số thấp có thể thấy cửa hàng bạn chưa đạt hiệu quả bằng các đối thủ cạnh tranh.
+ Cách đo lường
– Thực hiện khảo sát khi có sự thay đổi về dịch vụ khách hàng hoặc về nhân viên bán hàng.
– Người thực hiện: Phòng kinh doanh
4. Số lượng hóa đơn/ giao dịch
+ Cách tính:
số lượng hóa đơn/ giao dịch = tổng hợp số lượng hóa đơn/ giao dịch phát sinh
+ Lợi ích:
chủ cửa hàng có thể sử dụng chỉ số này để điều chỉnh
– chiến lược marketing phù hợp:
– dịch vụ CSKH và trải nghiệm khách hàng
– phân công nhân viên bán hàng
+ Cách đo lường
– Tần suất: Hàng ngày/ tuần/ tháng
– Người thực hiện: Nhân viên kinh doanh
5. Giá trị trung bình hóa đơn
+ Cách tính:
giá trị trung bình hóa đơn = tổng doanh thu/ tổng số hóa đơn
+ Lợi ích
– Đánh giá tính hợp lý của các chính sách bán hàng:
– Chính sách liên quan đến sản phẩm
+ Cách đo lường
– Tần suất: hàng ngày hoặc hàng tuần
– Người thực hiện: Nhân viên kinh doanh
6. Mức lãi cận biên (PM)
+ Cách tính:
lãi cận biên= (tổng lãi/ tổng doanh thu) x 100%
+ Lợi ích
– Doanh thu
– Chi phí hoạt động
+ Cách đo lường
– Tần suất: hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng
– Người thực hiện: Nhân viên kinh doanh
7. Vòng quay hàng hóa (ST)
+ Cách tính:
ST = tổng giá vốn hàng bán/ tồn kho trung bình
+ Lợi ích:
vòng quay hàng hóa thể hiện số lần hàng hóa trong kho đươc bán ra trong một khoảng thời gian nhất định, nhờ đó có thể biết được:
– Dự tính thời gian nhập hàng
– Kiểm soát số lượng hàng trong kho
+ Cách đo lường
– Tần suất: hàng năm
– Người thực hiện: Nhân viên kinh doanh
8. Tỷ lệ hàng đổi trả (PR)
+ Cách tính:
PR= số lượng sản phẩm đổi trả/ tổng số lượng sản phẩm đã bán
+ Lợi ích
– Chất lượng sản phẩm
– dịch vụ chăm sóc khách hàng
– Chiến lược marketing
+ Cách đo lường
– Tần suất: hàng tháng
– Người thực hiện: Nhân viên kinh doanh/ nhân viên marketing
9. Tỷ lệ số lượng hàng hóa bán ra tới khách hàng
+ Cách tính:
STP= Số lượng hàng bán ra/ tổng lượng hàng tồn kho đầu kì x 100%
+ Lợi ích
Nhờ vào chỉ số này, có thể nhận biết được đâu là sản phẩm thế mạnh, đem lại nhiều lợi nhuận cho cửa hàng, đâu là sản phẩm thế yếu, từ đó đưa ra một số giải pháp điều chỉnh như: giảm giá bán sản phẩm thế yếu, bán kèm sản phẩm thế yếu với sản phẩm thế mạnh.
+ Cách đo lường
– Tần suất: Hàng tháng
– Người thực hiện: nhân viên kinh doanh
10. Lãi dự kiến trên mức đầu tư
+ Cách tính:
lãi dự kiến trên mức đầu tư = tổng lãi/ chi phí hàng tồn trung bình
+ Lợi ích:
chỉ số trên sẽ giúp bạn quản lý tổng quan toàn bộ hoạt động kinh doanh của cửa hàng:
– lên kế hoạch thúc đẩy buôn bán hàng tồn bằng các chiến dịch bán hàng phù hợp:
– lên kế hoạch điều chỉnh giá bán: cửa hàng có thể hạ thấp giá bán của những sản phẩm có doanh thu thấp để kích thích mua bán.
+ Cách đo lường
– Tần suất: mỗi tháng 1 lần, mỗi quý một lần hoặc mỗi năm 1 lần
– Người thực hiện: Nhân viên kinh doanh
Nếu bạn chưa biết được những con số thông minh này, có thể bạn sẽ tốn kha khá thời gian để làm quen và tính toán chúng, nhưng đây là 10 chỉ số KPIs thông minh, cần thiết cho việc xây dựng hoạt động kinh doanh lâu dài và vững chắc trong thời đại các hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Chúc bạn kinh doanh thành công!