Mở cửa hàng tạp hóa hiện nay cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng tạp hóa hiện nay cần bao nhiêu vốn là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!
1. Mở cửa hàng tạp hóa hiện nay cần bao nhiêu vốn?
1.1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh- mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn
Nếu bạn tận dụng được mặt bằng sẵn có của gia đình sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối cho việc kinh doanh. Trung bình bạn cần chi từ 5-7 triệu đồng cho 50m2 thuê mặt bằng ở nông thôn trong một tháng và chi phí sẽ tăng gấp 2-3 lần với mặt bằng ở thành phố. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ ra một khoản chi phí thuê mặt bằng tương đối cao ở những nơi đông người như bệnh viện, khu sinh viên,… thì việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều
1.2. Chi phí thiết bị phục vụ kinh doanh- mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn
Để kinh doanh được bạn cần đầu tư thiết bị phục vụ việc kinh doanh bao gồm các tủ kính, giá đỡ, giá treo, biển hiệu,…. Các thiết bị này dao động từ 12-15 triệu đồng. Bạn có thể giảm chi phí thiết bị này bằng cách mua lại đồ thanh lý của các cửa hiệu khác. Bên cạnh đó bạn cần các thiết bị phục vụ quản lý như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, camera chống trộm, ..chi phí khoảng 15 triệu đồng.
1.3. Chi phí nhập hàng- mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn
Bạn cần nhập nhiều loại mặt hàng để bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Ban đầu bạn không nên nhập quá nhiều hàng hóa, cần nhập đa dạng hàng hóa để khảo sát nhu cầu của khách hàng. Chi phí này tầm khoảng 100-150 triệu.
Vậy để mở cửa hàng tạp hóa tùy theo quy mô và địa điểm bạn sẽ cần bỏ ra những khoản chi phí khác nhau, dao động từ 300-400 triệu ở thông thôn và 400-600 triệu ở thành phố. Chi phí này còn có thể phát sinh thêm trong thực tế như chi phí điện nước, tiền thuế,…
2. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa
2.1. Mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Chọn địa điểm
Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa là điều quan trọng chiếm đến 80% sự thành công hay thất bại của cửa hàng. Nếu mở tại nơi hẻo lánh, hay xung quanh có nhiều đối thủ cạnh tranh, đối thủ quá lớn, lâu năm thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách.
Đầu tiên vị trí đặt cửa hàng, bạn nên chọn khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Nếu thuê được mặt đường là tốt nhất, không thì phải cách xa khu chợ một chút, vì rất dễ bị khuất tầm nhìn.
Kinh doanh tạp hóa cần có mặt tiền từ một đến hai phía, tiếp xúc với đường lớn có nhiều người qua lại càng tốt. Như ở trung tâm dân sinh sống, thành phố, các công ty, xí nghiệp…
Với mặt tiền 5m và diện tích 60m2 cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ đạt chuẩn, dễ dàng trong việc sắp xếp bài trí hàng hóa đồng thời đặt biển hiệu thu hút người dùng.
Mặt bằng nên có chỗ để xe
Một điểm cực kỳ quan trọng là nếu muốn chiêu dụ các khách hàng từ xa tới, tức họ phải đi phương tiện đến để mua hàng thì cửa tiệm tạp hóa của bạn phải có chỗ đậu xe hoặc chỗ gửi xe càng tốt, vì không có chỗ đỗ xe khách hàng sẽ cảm thấy bất tiện vì lợi ích cá nhân, sợ mất, trộm, vướng giao thông dẫn đến không thỏai mái mua sắm, đương nhiên bạn sẽ mất đi cơ hội bán thêm hàng.
Nếu bạn đã có mặt bằng sẵn thì kinh doanh tạp hóa tại nhà sẽ nhẹ nhàng hơn về vốn thuê mặt bằng.
Nếu phải thuê nhà để bán tạp hóa, sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, việc tiếp theo là kí hợp đồng với bên chủ nhà.
Thông thường, hợp đồng thuê nhà kéo dài ít nhất là 5 năm, không nên quá ngắn để tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh, như vậy cũng là cách ổn định giá cả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc chi phí thuê mướn sao cho phù hợp với vốn đầu tư của mình.
2.2. Tìm nguồn hàng tạp hóa giá rẻ
Trước khi mở cửa hàng nên tham khảo giá ngoài thị trường, chỗ nào rẻ, chất lượng sản phẩm tốt thì nhập, hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tư vấn phụ trách ngành hàng siêu thị mini, cửa hàng tự chọn… Đồng thời có thể liên hệ các nhà sản xuất trực tiếp để được cung cấp giá sỉ và nhận các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể từ chính nhà cung cấp.
2.3. Khảo sát nhu cầu của dân cư khu vực
Khi đã thuê mặt bằng, bạn cần tìm hiểu xung quanh khu vực đó xem dân cư quanh đó về mức thu nhập ra sao, dân có đông không? Xem có bao nhiêu cửa hàng trước đó đã bán, họ bán những gì? Từ đó mới đưa ra được kế hoạch và các mặt hàng mình sẽ bán. Đây là điều rất quan trọng.
2.4. Cần đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh tiệm tạp hóa
Bán hàng tạp hóa thì việc đa dạng nguồn hàng là rất cần thiết, khách hàng khi bước vào cửa hàng luôn muốn có tất cả mọi thứ họ cần và mua cùng một lượt không cần thiết phải chạy đi nhiều nơi mới có thể mua đủ đồ.
Từ tên gọi cửa hàng tạp hóa, thì chúng ta đã hiểu ngay là cần phải bán đa dạng các mặt hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, tiêu dùng hằng ngày. Từ khảo sát thị trường ở trên, bạn có thể lọc ra được danh sách các mặt hàng có thể kinh doanh phù hợp với địa điểm, khu vực mở cửa hàng.
Các mặt hàng thiết yếu như: muối, mắm, đường, bột ngọt, dầu gội, xà phòng giặt … nên có mặt trong danh sách hàng hóa.
Bạn cũng nên phân nhóm đâu là các mặt hàng đóng góp lợi nhuận chủ đạo. Đâu là các mặt hàng kéo khách đến cửa hàng để theo dõi hiệu quả hoạt động.
Hàng hóa nên đa dạng, tuy nhiên lấy những hàng gì và lấy với số lượng bao nhiêu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Mới bán chỉ nên lấy ít một để tránh bị tồn hàng. Vì người dùng bây giờ họ chọn hàng rất kỹ. Đồ ăn và hóa mỹ phẩm cận date bán rất khó. Còn sau thời gian hoạt động, bạn có thể tính toán dựa trên kết quả kinh doanh ngày, tháng, quý để đưa ra chiến lược nhập hàng phù hợp cho từng giai đoạn.
2.5. Trưng bày hàng hóa hiệu quả
Việc trưng bày hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến việc tăng doanh thu cho cửa hàng. Với rất nhiều mặt hàng trong một diện tích nhỏ, thì ngoài việc sắp xếp hàng hóa sao cho gọn gàng và đẹp mắt còn có mẹo để giúp bạn tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.
3. Mua những cửa hang tạp hóa thanh lý
Đây là cách làm khá phổ biến của nhiều người kinh doanh , việc mua loại các cửa hàng tạp hóa cũ do người chủ kinh doanh muốn chuyển công việc hoặc một lý do nào đó thì chi phí chắc chắn sẽ rẻ hơn khá nhiều so với đầu tư kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa mới .
Một vài điểm lưu ý khi mua lại cửa hàng tạp hóa thanh lý là các sản phẩm kệ trưng bày sản phẩm còn mới không , chất lượng còn đảm bảo về màu sắc độ chắc chắn ( khấu hao sản phẩm ) , các sản phẩm khác như tủ , bàn thu tiền , tủ lạnh , camera quan sát … đều được kiểm tra kỹ trước khi quyết định mua .
Ngoài ra cách sắp xếp cửa hàng tạp hóa hay thiết kế cửa hàng tạp hóa sao cho hợp lý không chiếm quá nhiều diện tích và có thể bầy được nhiều hàng hóa là những gì mà người có ý định muốn mua lại những cửa hàng tạp hóa thanh lý ..
4. Danh sách các nhóm hàng khi mở cửa hàng tạp hóa
Bánh kẹo, thực phẩm
Bánh kẹo thực phẩm: Đây là nhóm tiêu dùng nhanh, chiếm tỷ lệ % doanh thu chính cho siêu thị.
Mẹ và bé: Ngành hàng này chiếm lượng vốn khá lớn, nếu muốn kinh doanh nên nghiên cứu tìm hiểu kỹ lượng trước khi tập trung nhập hàng.
Sữa tươi, chua, kem :Đây là nhóm hàng kinh doanh tốt, cửa hàng tạp hóa nào cũng nên kinh doanh vì nó phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng.
Đồ uống: Đối tượng tiêu dùng chính là thanh thiếu niên, đặc biệt kinh doanh hiệu quả vào mùa hè. Đây là nhóm hàng kinh doanh hiệu quả, vì vậy các chủ kinh doanh nên tập trung và đa dạng nhóm sản phẩm.
Rượu: Có thể kinh doanh thêm rượu quê, rượu trắng, rượu tự làm cũng là ý tưởng hay.
Hóa chất và tẩy rửa :Đây là nhóm sản phẩm quay vòng chậm, nhưng cũng là sản phẩm không thể thiếu trong nhà bếp, nhà tắm của mỗi gia đình. Tùy thuộc vào tốc độ mua khu dân cư quanh đó để lấy số lượng sản phẩm cho phù hợp.
Hàng mỹ phẩm, đồ gia dụng
Mỹ phẩm được chia là 2 loại: rẻ tiền và cao cấp
Hàng tiêu dùng thiết yếu: Nhóm này tỉ suất lợi nhuận thấp nhưng cửa hàng nào cũng phải có, tập trung kinh doanh dù quy mô nhỏ hay to.
Giấy khô- ướt, băng vệ sinh:Nhóm ngành hàng này kinh doanh khá hiệu quả, phân khúc giá thấp nên tỉ lệ lợi nhuận cao.
Nhóm ngành hàng gia dụng cơ bản:Với quy mô nhỏ nên tập trung vào bán những sản phẩm cơ bản thường dùng trong sinh hoạt, nhà bếp thường ngày.
Văn phòng cơ bản: Đây được coi là nhóm hàng lý tưởng cho những người kinh doanh cửa hàng tạp hóa như bút, sách vở…
Bông vải sợi, chăm sóc sức khỏe: Đây là nhóm kinh doanh khá an toàn và cần thiết cho cửa hàng, tùy thuộc và quy mô mỗi cửa hàng.
Đồ chơi: Đây là nhóm hàng kinh doanh hiệu quả lợi nhuận cao.
5. Lãi suất từ bán tạp hóa có cao không
Nhiều người tin rằng có thể làm giàu từ cửa hàng tạp hóa với lãi suất từ bán hàng tạp hóa mỗi ngày có thể được 1-2 triệu đồng là bình thường.
Đúng! Điều này không khó nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là khi bạn không hề có một kế hoạch kinh doanh bài bản, chi tiết và dự trù cho nhiều phương án xảy ra.
Những người có thể đạt được lợi nhuận cao từ buôn bán các mặt hàng tạp hóa hiện nay đều là những người bỏ công sức, tiền của ra nghiên cứu rất kĩ thị trường, quá trình hoạt động và thị hiếu từ khách hàng.
Vì vậy, nếu bạn đang có hi vọng làm giàu từ cửa hàng tạp hóa thì nên cân nhắc kĩ càng nguồn lợi nhuận có thể thu được đến từ đâu và với tỉ lệ như thế nào?
Lợi nhuận trực tiếp từ bán sản phẩm hàng hóa:
Đây chắc chắn sẽ là nguồn thu chính và lớn nhất của các chủ cửa hàng.
Nếu bạn tìm được nguồn hàng chất lượng, giá tận gốc thì phần trăm chênh lệch hay lãi suất mà bạn được hưởng chắc chắn sẽ cao hơn.
Mức lãi có thể dao động từ vài ngàn đến vài chục ngàn mỗi sản phẩm tùy loại.
Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh với các mặt hàng tạp hóa hiện nay cũng rất khốc liệt. Nếu không tính toán cẩn thận, bạn rất có thể sẽ bị sự cạnh tranh về giá từ các cửa hàng khác khiến hiệu quả kinh doanh không đạt được như mong đợi.
Thay vì chỉ chăm chăm đến lợi nhuận thì bạn cũng có thể giảm giá sản phẩm một chút nhưng bù vào đó bạn có thể gia tăng số lượng bán ra và quan trọng nhất là giữ chân được lượng khách hàng thân thiết hằng ngày.
Những khoản lợi nhuận khác:
Ngoài lãi suất trực tiếp từ sự chênh lệch giá mua vào bán ra sản phẩm thì bạn còn có thể thu được lợi nhuận từ một số nguồn khác như:
– Chiết khấu trên lợi nhuận bán sản phẩm từ nhà cung cấp. Thông thường, các nhà cung cấp sẽ phải trả cho bạn một khoản chiết khấu nhất định nếu như bạn đạt được số lượng bán ra sản phẩm.
– Tiền PR nhờ trưng bày sản phẩm cho nhãn hàng trên các quầy bán hàng tạp hóa. Nếu như các nhãn hàng muốn trưng bày sản phẩm của họ tại một vị trí đẹp trong cửa hàng của bạn.
– Những ưu đãi đến riêng từ nhà cung cấp. Sau thời gian hợp tác khi bạn trở thành khách hàng thân thiết của các nhà cung cấp thì ắt hẳn bạn sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt đến từ những nhà cung cấp này.
Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!