Tìm hiểu quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
1. Khái niệm quản trị kinh doanh
Trước khi tìm hiểu sau về những ngành học chuyên môn mà Quản trị kinh doanh đào tạo thì chúng ta phải hiểu khái niệm Quản trị kinh doanh là gì?
Về cơ bản, Quản trị kinh doanh được hiểu là quá trình quản trị hoạt động kinh doanh nhằm mục đích xây dựng, phát triển, quản lý và đo lường việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Công việc của nhà quản trị liên quan nhiều đến quá trình tư duy và ra quyết định trong các bước sau:
– Xây dựng mô hình hệ thống và chiến lược kinh doanh
– Vận hành và quản lý hoạt động kinh doanh
– Tối ưu hóa hiệu suất và hiệu qủa trong kinh doanh
– Quản trị và đo lường hiệu quả kinh doanh
Vì quá trình quản trị diễn ra trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì thế sinh viên học Quản trị kinh doanh hay những người trẻ đang quan tâm đến những vấn đề kinh doanh đều có thể dễ dàng apply vào nhiều vị trí trong công ty.
2. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
Vì là ngành học bao quát, cho nên Quản trị bao gồm rất nhiều những nghành quản trị. Và mỗi ngành quản trị nhỏ đó lại đem đến cho bạn những kỹ năng khác nhau về quản trị trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là những ngành học, khi bạn theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ phải nghe qua và phải luôn nắm vững nó:
2.1. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Quản trị kinh doanh tổng hợp:
Là ngành chủ yếu đào tạo những nhà quản lý, quản trị đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp; đã sẵn có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn.Trong quá trình đào tạo không chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về nghề quản lý mà còn phải làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và bồi dưỡng lòng tự tin và yêu nghề.
Quản trị kinh doanh hướng đến có thể cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực có khả năng thực hiện một số kỹ năng quản lý và tư vấn trong công tác quản lý các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
2.2. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Quản trị doanh nghiệp
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đào tạo chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, trang bị kỹ năng cho bạn về quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: Quản trị chiến lược, Tài chính doanh nghiệp, Luật kinh doanh; Quản trị dự án, Quản trị văn phòng, Quản trị Logistics, Quản trị sản xuất…
2.3. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp
Mặc dù quản trị kinh doanh tổng hợp đã giúp ít cho người kinh doanh nhưng nếu thực sự đam mê startup thì bạn không thể bỏ qua chuyên ngành học Quản trị khởi nghiệp
Chuyên ngành này sẽ phác họa toàn cảnh quá trình một tổ chức, công ty được thành lập, tồn tại, phát triển và đạt đến thành công. Đây được xem là nguồn thông tin giá trị cho những cá nhân có đam mê kinh doanh, nuôi hoài bão làm chủ doanh nghiệp hoặc mong muốn đưa doanh nghiệp gia đình đến một tầm cao mới.
Những môn học gắn liền với chuyên ngành này gồm có Quản trị hộ kinh doanh gia đình, Khởi tạo khởi nghiệp, Marketing khởi nghiệp, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị chiến lược, Quản trị nguồn nhân lực…
2.4. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Quản trị Logistics
Thêm một vấn đề đang được rất nhiều sự quan tâm từ phía xã hội và thị trường nhân lực. Hai năm gần đây, Logistics là chuyên nghành học nổi lên bởi tính thiết thực của nó dành cho cơ hội việc làm của các bạn trẻ. Và Quản trị kinh doanh cũng đào tạo chuyên ngành học này cho những bạn trẻ đam mê về công việc vận tải, quản lý chuỗi cung ứng.
Quản trị Logistics mang đến cho bạn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa với nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.
Với những đặc thù trên, chương trình đào tạo không thể thiếu những môn học gắn liền với chuyên ngành Quản trị Logistics như: Tổ chức giao nhận vận tải trong Logistics, Quản trị kho hàng và nguyên vật liệu, Quản trị chuỗi cung ứng, Vận tải hàng không trong Logistics, Quản trị chất lượng…
2.5. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Quản trị Marketing
Với mỗi doanh nghiệp, trong quản trị kinh doanh thì Marketing chính là một ngành không thể thiếu. Đối với các bạn yêu thích ngành Marketing thì trong Quản trị kinh doanh, bạn có thể chọn ngành học Quản trị Marketing để nghiên cứu và tập trung chủ yếu vào ngành học này. Ở ngành học này, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về Marketing và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp hiện nay như thế nào.
Quản trị Marketing sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng từ việc đánh giá, phân tích, tìm kiếm thị trường mục tiêu cho đến kiểm tra từ đó lập ra kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng để đạt được mục đích của doanh nghiệp hướng tới. Bạn sẽ được tìm hiểu ảnh hưởng của Marketing tới sự phát triển kinh doanh, và có vai trò vô cùng đặc biệt trong chiến dịch quảng cáo bá thương hiệu doanh nghiệp.
3. Có nên học quản trị kinh doanh không?
Mặc dù đây là một ngành hot và không có dấu hiệu hạ nhiệt trong tương lai, nhưng với một ngành học cung cấp kiến thức bao la như vậy, không thực sự chú trọng vào một chuyên nghành nào rõ ràng thì thực sự cái mà mình sẽ nhận được gì và có nên học Quản trị kinh doanh không vẫn là suy nghĩ của nhiều người trẻ hiện nay khi không tìm được lối đi cho chính mình.
Một sự thật nghiên cứu thị trường là trong xu thế hội nhập kinh tế những năm gần đây, dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai của ngành quản trị kinh doanh rất rộng mở.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau ở các doanh nghiệp.
Năm bắt được xu thế đó, nhiều trường học, tổ chức cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bạn trẻ được trải nghiệm học tập và tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh.
4. Quản trị kinh doanh khi ra trường làm những công việc gì?
Nhìn chung, Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh:
– Phòng kinh doanh, dịch vụ khách hàng, giao dịch, hành chính nhân sự, makerting, PR
– Có thể làm giám đốc, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng;
– Có thể tham gia mọi loại hình công việc như quản lý sản xuất, bán lẻ, tổ chức cung cấp dịch vụ, bảo hiểm, nghiệp vụ khách sạn,
– Tham gia hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo, tự thành lập, tham gia thành lập để làm chủ sở hữu doanh nghiệp, tham gia công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế…
– Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
5. Cần những tố chất gì để học Quản trị kinh doanh
5.1. Tầm nhìn xa trông rộng
Xã hội ngày nay đang không ngừng thay đổi và phát triển vì thế các xu hướng kinh doanh cũng không dậm chân tại chỗ mà vận động không ngừng. Do vậy, khi quyết định chọn Quản trị kinh doanh, bạn cần có sẵn tố chất nhìn xa trông rộng của một người quản trị, quản lý thực thị. Muốn quản trị một doanh nghiệp tốt và hiệu quả, trước tiên bạn phải đưa doanh nghiệp đón đầu với những thách thức và cơ hội trong tương lai. Đồng thời, việc có cái nhìn tổng quát trước mọi vấn đề giúp bạn phòng trừ trước những rủi ro và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
5.2. Đam mê kinh doanh và khởi nghiệp phát triển doanh nghiệp
Khi theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh, chắc chắn trong con người bạn có một sự hứng thú nào đó với việc kinh doanh và các công việc liên quan đến kinh doanh, khởi nghiệp. Không chỉ với ngành quản trị kinh doanh mà với bất kỳ ngành nghề nào khác để giữ vững được sự kiên trì và dám đương đầu với thử thách to lớn trước mắt, bạn đều cần có đam mê với ngành nghề đó.
5.3. Có năng lực lãnh đạo và quản lý
Ngành Quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn hiểu được những nguyên tắc quản trị trong tương lai và nó sẽ thực sự hiệu quả nếu bạn đã có sẵn những năng lực quản lý và lãnh đạo. Năng lực quản trị rất quan trọng trong ngành Quản trị kinh doanh, nó giúp bạn dẫn dắt, kiểm soát, quản lý những công việc khác một cách xuất sắc. Đồng thời, năng lực lãnh đạo cũng bao gồm việc quản trị nguồn nhân lực sao cho nhân viên làm việc hiệu quả nhất, tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
5.4. Giao tiếp tốt, gắn kết mọi người xung quanh
Với Quản trị kinh doanh, việc giao tiếp cũng là một điều không thể thiếu, đặc biệt là giữa người với người. Để quản trị tốt, bạn cần có năng lực giao tiếp,ngoại giao với những người xung quanh từ những đối tác quan trọng của doanh nghiệp, với sếp và với đồng nghiệp hay cấp dưới của mình.
5.5. Chịu được áp lực công việc cao
Quản trị kinh doanh là một ngành vô cùng đa dạng và sôi nổi. Cùng với đó là khối lượng lớn công việc cần phải xử lý trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, không một bộ phận nào là không liên quan đến quản trị kinh doanh. Để có thể làm việc lâu dài và giữ vững đam mê của mình, bạn cần phải trang bị cho mình một sức chịu đựng áp lực cực lớn từ cường độ công việc dày đặc từ ngành nghề này.
Tóm lại, học và chọn chuyên nghành học là quyết định của mỗi người và làm thế nào bạn chọn được con đường đúng đắn nhất là do quyết định ở bạn.
Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản trị tiềm năng và thành công trong tương lai, hoặc chỉ đơn giản bạn đam mê kinh doanh và khởi nghiệp, vậy thì chắc chắn bạn không thể không biết làm chủ doanh nghiệp và quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Ngày nay, Abbycard.com cung cấp những giải pháp phần mềm tốt nhất giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn như Nhanh.POS – phần mềm quản lý bán hàng, Nhanh.Web- thiết kế website bán hàng chuẩn SEO, Nhanh.Ship- cổng vận chuyển, thu hộ COD toàn quốc,.. và rất nhiều phương tiện khác mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào không thể không biết đến và trải nghiệm.
Cuối cùng, qua những thông tin hữu ích trên đay, Abbycard.com mong bạn luôn thành công với quyết định của mình!