Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini đầy đủ và hiệu quả nhất
Làm thế nào để kinh doanh khách sạn mini hiệu quả?
Có nên kinh doanh khách sạn mini?
Với quy mô nhỏ, khách sạn mini không đòi hỏi quá nhiều vốn để thuê mặt bằng, thiết kế, thi công, cung cấp dịch vụ. Một khách sạn mini có số lượng phòng rất ít, chỉ từ 10-50 phòng. Đầu tư vào khách sạn mini vì nó sẽ giúp bạn cắt giảm được rất nhiều khoản chi phí. Một lợi thế khi kinh doanh khách sạn mini đó là phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Do chi phí đầu tư không nhiều nên giá phòng của khách sạn mini cũng vừa phải. Đây được coi là mức giá phải chăng và phù hợp với tài chính của phần lớn du khách Việt Nam.
Không giống như lĩnh vực khác, kinh doanh khách sạn mini có khả năng hoàn vốn nhanh, đem lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy, đây là một trong những lí do quan trọng nhất khiến nhiều ông chủ mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này. Kèm theo đó là rủi ro khi kinh doanh khách sạn mini không cao. Bởi vốn đầu tư ít, thời gian đầu tư ngắn, lợi nhuận lâu dài. Vì vậy đầu tư vào loại hình này chắc chắn là bước đi thông minh.
Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini
Thị trường kinh doanh khách sạn mini được ví như “chiếc bánh béo bở”. Đây là loại hình khách sạn được nhiều người đầu tư nên mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Vì thế trước khi bắt tay vào kinh doanh loại hình này, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những yếu tố sau.
1. Nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng- Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini
Nghiên cứu khách hàng tiềm năng
Trước khi kinh doanh việc đầu tiên mà bất cứ ngành nghề nào cũng đều phải làm đó là nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu. Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh và có mức đầu tư tương ứng.
- Hãy phân tích và đưa ra ưu, nhược điểm của các khách sạn xung quanh khách sạn chuẩn bị mở của bạn. Lượng khách của họ như thế nào, có đông không, lượt lui tới ra sao.
- Xem lượng khách đến khu vực bạn vực bạn du lịch là những đối tượng nào, bình dân hay cao cấp, thu nhập và họ sẵn sàng chi ra bao nhiêu cho việc lưu trú.
Từ đó bạn sẽ tìm ra cách làm sao để có thể cạnh tranh và hoạt động tốt dù xung quanh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
2. Thiết kế khách sạn- Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini
Bạn hãy tìm một nơi thiết kế khách sạn thật uy tín, chuyên nghiệp để họ có thể đưa ra cho bạn một lời khuyên tốt nhất. Đảm bảo rằng luôn kịp tiến độ để hoạt động kinh doanh có thể diễn ra đúng hạn nhất.
3. Đầu tư trang thiết bị- Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini
Mô hình kinh doanh khách sạn mini thường là lựa chọn của nhóm khách hàng bình dân nên bạn không cần quá chú trọng vào nội thất quá sang chảnh. Nên chọn những loại bàn ghế đơn giản, giường có gầm cao, thoáng để dễ lau làm vệ sinh, lau chùi. Những loại đồ dùng nội thất cầu kỳ, nhiều góc cạnh dễ gây va chạm và bị trầy xước, khó vệ sinh và sau một thời gian sẽ bị cũ đi gây mất thẩm mỹ.
Đầu tư trang thiết bị khách sạn
4. Chú trọng vào khâu quản lý hiệu quả- Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini
Quản lý bao gồm các khâu như phân bổ công việc. Bố trí nhân sự khoa học, đúng người- đúng trách nhiệm- đúng năng lực. Quản lý tốt tạo sự xuyên suốt rõ ràng trong toàn bộ hệ thống.
Trong kinh doanh khách sạn, có lẽ bạn đã nghe qua không ít trường hợp như khách hàng phàn nàn về thái độ nhân viên lễ tân, phục vụ,..
Kinh doanh khách sạn mini là quy mô nhỏ, số lượng nhân sự tối giản nên bạn cần phải nâng cao quản lý một cách triệt để, khoa học và sát sao nhân viên của mình hơn để không gặp phải những trường hợp xấu xảy ra trong quá trình kinh doanh.
5. Lên chiến lược kinh doanh cụ thể- Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini
Lên chiến lược kinh doanh cụ thể
Như các bạn đã biết chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Sau khâu quản lý thì bước tiếp theo là phải lên chiến lược kinh doanh một cách cụ thể. Đây là một điểm yếu của Việt Nam vì đa số các khách sạn mini ở Việt Nam đều không triển phần này. Các chủ đầu tư chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc lên phương án chiến lược kinh doanh cụ thể, thường nghĩ rằng việc này chỉ cần đối với các tổ chức lớn mà thôi. Vì thế, tư duy kinh doanh còn khá thụ động và truyền thống.
Chiến lược kinh doanh là tư duy bắt buộc phải có một người doanh nhân, không kể bạn kinh doanh mặt hàng gì, quy mô lớn hay nhỏ… Có rất nhiều những câu chuyện kinh doanh thành công xung quanh chắc hẳn bạn cũng biết, nhưng chắc cũng không ít người nói với bạn rằng thành công không tự nhiên mà đến. Đúng vậy, trong kinh doanh tất cả đều nằm ở chiến lược và tư duy hệ thống.
Phương án chiến lược kinh doanh nghe có vẻ cao siêu nhưng đôi khi nó là những điều rất đơn giản, bình thường. Nó nằm ở kế hoạch đào tạo con người, thái độ của đội ngũ nhân viên, chăm sóc quan tâm khách hàng,… Chủ khách sạn nên chú tâm, chuẩn chỉnh với hoạt động kinh doanh của mình.
6. Xây dựng giá thành cho khách sạn mini
Đây là vấn đề bạn cần cân nhắc kỹ để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Bạn nên tham khảo giá phòng của các khách sạn mini xung quanh để đưa ra mức giá phù hợp nhất.
Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!