abbycard

Cách viết hoá đơn bán hàng thông thường đúng luật nhất hiện nay

Cách viết hoá đơn bán hàng thông thường đúng luật nhất hiện nay là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!

Hóa đơn bán hàng thông thường nghĩa là gì?

Hóa đơn bán hàng thông thường ( hóa đơn trực tiếp ) là gì?

Hóa đơn bán hàng thông thường là hóa đơn đỏ do chi cục Thuế cấp cho người nộp thuế kê khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc bán hóa đơn lẻ cho người bán không kinh doanh hoặc kinh doanh không thường xuyên. Loại hóa đơn này còn có tên gọi tắt là: hóa đơn thông thường hay hóa đơn trực tiếp.

Lưu ý: Chỉ có hóa đơn được cấp bởi chi cục Thuế mới được xem là hóa đơn thông thường hợp pháp.

Khi nào được lập hoá đơn bán hàng thông thường

  • Ngay khi người bán đã chuyển giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua
  • Trường hợp người mua không yêu cầu lấy hoá đơn tài chính thì chúng ta vẫn phải viết hoá đơn xuất bán hàng hoá dịch vụ như bình thường. Nếu không có thông tin của khách hàng thì chúng ta ghi trường thông tin người mua là khách lẻ không lấy hoá đơn, nếu có nhiều khách không lấy hoá đơn như vậy thì chúng ta cần phải lập kèm bảng kê chi tiết, trên dòng tên hàng hoá dịch vụ ghi nội dung chung tính chất của hàng hoá.

Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp

Cũng như các loại hóa đơn khác, hóa đơn bán hàng trực tiếp cũng được quy định về những đối tượng được phép sử dụng, họ là các cá nhân, tổ chức sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp.

Và đó là:

  • Các tổ chức kinh doanh (không phải doanh nghiệp) có bao gồm nhà thầu nước ngoài, hợp tác xã hay các ban quản lý dự án.
  • Các hộ và cá nhân kinh doanh
  • Các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp với tỉ lệ % doanh thu của doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế phải sử dụng hóa đơn đặt in, tự in.
  • Các doanh nghiệp từng vi phạm vì hóa đơn, đã bị phạt hành chính vì trốn thuế, gian lận thuế phải dùng hóa đơn đặt in, tự in.

Cách viết hoá đơn bán hàng thông thường

Mẫu hóa đơn bán hàng thông thường

1. Chỉ tiêu ngày… tháng… năm

Ghi ngày tháng năm cùng hoặc sau ngày hợp đồng ký kết, cụ thể:

  • Hoạt động bán hàng : là ngày chuyển giao quyền sở hữu (sử dụng) hàng hóa.
  • Hoạt động cung cấp dịch vụ : Là ngày hoàn thành việc cung cấp dịch vụ
  • Hoạt động xây dựng : Là ngày nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình

2. Thông tin người bán- Cách viết hoá đơn bán hàng thông thường

  • Chỉ tiêu đơn vị bán hàng: Ghi tên công ty bán hàng
  • Chỉ tiêu mã số thuế: Ghi mã số thuế đơn vị bán
  • Địa chỉ: Ghi địa chỉ bên bán trên đăng ký kinh doanh
  • Điện thoại/Fax: Ghi điện thoại, fax của đơn vị bán (nếu có)
  • Số tài khoản: Ghi số tài khoản giao dịch được đăng ký theo mẫu 08 đã nộp cơ quan thuế  vào mục này

3. Thông tin người mua hàng- Cách viết hoá đơn bán hàng thông thường

  • Họ tên người mua hàng: Ghi đầy đủ họ tên cá nhân đi mua hàng vào mục này nếu không có  có thể bỏ trống mục này.
  • Tên đơn vị: Ghi đầy đủ thông tin công ty mua hàng cung cấp căn cứ hợp đồng mua hàng để viết vào dòng này. Lưu ý không được viết nhầm tên người mua hàng vào đây
  • Địa chỉ: ghi đầy đủ địa chỉ của công ty người mua. Trường hợp viết tắt: Khi tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN”hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
  • Mã số thuế: Đánh đúng mã số thuế người mua. Bạn có thể lên website Thu nhập cá nhân Online để tra cứu thông tin người nộp thuế trước khi viết hoá đơn để tránh sai sót.
  • Hình thức thanh toán : Ghi tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nếu chưa rõ ghi : TM/CK
  • Số tài khoản: Ghi số tài khoản người mua: phần này không nhất thiết phải ghi.

Lưu ý : Những hóa đơn có tổng trị giá thanh toán từ 20.000.000 vnđ trở lên, bắt buộc phải thanh toán chuyển khoản thì người mua mới được khấu trừ thuế GTGT, hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

4. Cách ghi thông tin hàng hoá dịch vụ- Cách viết hoá đơn bán hàng thông thường

  • Số thứ tự: Đánh số theo trình tự 1,2,3…theo trình tự căn cứ hợp đồng
  • Tên hàng hoá, dịch vụ: Ghi rõ tên từng loại mặt hàng
  • Đơn vị tính: Chiếc, cái, bộ…
  • Số lượng, đơn giá: Căn cứ hợp đồng hoặc giá bán ghi vào đây
  • Thành tiền: bằng số lượng * đơn giá -> Nên đánh rõ ngoài bản excel trước khi viết vào  hoá đơn để tránh sai sót
  • Dòng thuế suất ghi: 5% hoặc 10% theo từng mặt hàng. Nếu trong một hợp đồng mua bán có các loại mặt hàng 5% và 10% thì kế toán cần tách ra làm 2 hoá đơn.
  • Cộng tiền hàng: Cộng toàn bộ dòng thành tiền các mặt hàng theo thứ tự ghi giá chưa có thuế GTGT vào dòng này
  • Tiền thuế: Lấy dòng cộng tiền hàng rồi nhân với thuế suất tương ứng 5% hoặc 10%
  • Tổng cộng tiền thanh toán: Lấy dòng cộng tiền hàng + tiền thuế
  • Số tiền bằng chữ: Ký tự đầu tiên cần viết hoá, cuối cùng của dòng bằng chữ dùng phím ./.
  • Ghi chú: Với hợp đồng có tổng giá trị là giá đã có thuế thì kế toán cần tách hàng hoá riêng, thuế riêng
  • Với thuế GTGT 10% = Tổng giá trị hàng hoá đã bao gồm thuế /1.1
  • Với thuế GTGT 5% = Tổng giá trị hàng hoá đã  bao gồm thuế /1.05

Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *