Chính sách xúc tiến bán hàng trong Marketing- Mix của doanh nghiệp
1. Xúc tiến bán hàng là gì?
Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp. Nhờ xúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán hàng ra nhiều hơn và nhanh hơn
Xúc tiến còn là công cụ dùng để thuyết phục khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành ngày càng tăng tạo nên áp lực cho các chương trình xúc tiến.
Những hoạt động xúc tiến thường thể hiện qua bao bì, nhãn hiệu, gian hàng trưng bày, bán hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng, hội chợ, cuộc thi và những thông điệp qua các phương tiện thông tin (như báo chí, truyền hình, truyền hình, thư, áp phích, phương tiện vận chuyển…). Những hoạt động này do công ty hoặc do các tổ chức thông tin thực hiện.
Xúc tiến góp phân tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
2. Vai trò của chính xác xúc tiến bán hàng trong doanh nghiệp
– Phát triển các mối quan hệ thương mại với các khách hàng. Thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng, các doanh nghiệp có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nahu
– Có thêm thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.
– Công cụ hữu ích để chiếm lĩnh thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng cũ và lôi kéo thêm khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó mà không ngừng tăng lên.
– Là cầu nối giữ khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có điều kiện để nhìn nhận về ưu, nhược điểm của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Tù đó, có cơ sở để quyết định kịp thời, phù hợp.
– Xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng.
– Là công cụ hữu hiệu giúp cho cung và cầu gặp nhau. Đặc biệt, nhờ hoạt động xúc tiến mà có thể kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
– Góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng, hướng dẫn thị hiếu khách hàng.
– Giúp xây dựng hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và sản phẩm của mình.
Như vậy, doanh nghiệp muốn thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra thì một vấn đề không thể thiếu được là tổ chức tốt các hoạt động xác tiến bán hàng.
Doanh nghiệp có thể tận dụng các trang thương mại điện tử để hoạt động xúc tiến thêm hiệu quả
3. Lợi ích của chính sách xúc tiến bán hàng đối với doanh nghiệp
– Xây dựng hình ảnh cho công ty và cho sản phẩm.
– Tìm được cho công ty những khách hàng, thị trường lớn và ổn định.
– Thông tin về đặc trưng của sản phẩm.
– Xây dựng nhận thức về sản phẩm mới.
– Quảng bá sản phẩm hiện có.
– Tái định vị hình ảnh hoặc công dụng của những sản phẩm bán chậm hay bão hòa.
– Tạo sự hăng hái cho các thành viên phân phối.
– Giới thiệu các điểm bán.
– Thuyết phục khách hàng thay đổi sản phẩm.
– Thúc đẩy khách hàng mua.
– Chứng minh sự hợp lý của giá bán.
– Giải đáp thắc mắc của khách hàng.
– Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.
– Cung cấp dịch vụ sau khi bán cho khách hàng.
– Duy trì sự trung thành nhãn hiệu.
– Tạo thế thuận lợi cho công ty so với đối thủ.
Bên cạnh việc xúc tiến bán hàng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì một công việc quan trọng là doanh nghiệp phải quản lý hoạt động bán hàng đó của mình sao cho thật hiệu quả và hợp lý.
Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay là sử dụng dịch vụ quản lý bán hàng.
Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!