abbycard

Giải đáp thắc mắc về phương án kinh doanh vận tải bằng ô tô

 Phương án kinh doanh của đơn vị vận tải

1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.

a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.

– Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.

– Phạm vi hoạt động của tuyến (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)

– Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ, thâm niên của lái xe khách có giường nằm hai tầng.

– Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.

– Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km).

– Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.

– Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

– Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

– Màu sơn xe của đơn vị.

– Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên đơn vị vận tải.

– Hệ thống điều hành: địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.

– Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

– Đồng phục của lái xe.

– Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa

– Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…).

– Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

Khi đăng ký cấp giấy phép kinh doanh vận tải, đơn vị xin cấp phép phải xây dựng được phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Abbycard.com giới thiệu mẫu phương án này theo quy định của pháp luật và giải đáp một số vấn đề pháp lý liên quan.

Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải

– Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.

– Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành.

– Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ).

– Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.

– Các nội dung quản lý khác.

Thủ tục kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh vận tải.

– Dự thảo điều lệ công ty.

– Giấy đề nghị thành lập công ty vận tải.

– Danh sách thành viên, cổ đông của công ty.

– Hợp đồng lao động nếu có.

– Biên bản xác nhận vốn góp của các thành viên thma gia thành lập công ty nếu tài sản góp vốn bằng tài sản cố định như ô tô, bất động sản…

– Các giấy tờ như: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên tham gia thành lập công ty

2. Cơ quan có thẩm quyền thị lý hồ sơ

– Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính cấp giấy đăng ký kinh doanh.

– Công an tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính cấp dấu pháp nhân.

– Cục thuế cấp mã số thuế

– Thời gian giải quyết thủ tục là 6 ngày làm việc không kể ngày lễ và ngày nghỉ.

Xem thêm: Những hạn chế khi sử dụng dịch vụ ship xe ô tô không thể bỏ qua

3. Tư vấn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải ?

Theo khoản 5, điều 11, nghị định 93/2012/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ban hành ngày ngày 08/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 quy định điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

“5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;

c) Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.”

Theo quy định trên không có giới hạn về việc người điều hành được quản lý bao nhiêu đơn vị.

Điều 147 Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định cụ thể vấn đề này, theo đó công ty mẹ có một số quyền và trách nhiệm đối với công ty con như sau:

+ Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan.

+ Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.

Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

Nếu bạn đảm bảo được tất cả các điều kiện trên thì việc điều hành cả hai công ty mẹ và con của bạn không vi phạm quy định của pháp luật.

Phương án kinh doanh vận tải có ý nghĩa gì?

Nội dung của Phương án kinh doanh vận tải:

Thông tin về Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải như Cơ cấu tổ chức, người điều hành, Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng, các nội dung quản lý khác
Phương án kinh doanh được đề ra liên quan đến các nội dung: Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…); Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình; Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km); Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện; Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ; Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

Ý nghĩa của Phương án kinh doanh vận tải:

Thông qua Phương án kinh doanh đơn vị vận tải đã đưa ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét năng lực kinh doanh, cơ sở vật chất mà doanh nghiệp đã hoạch định, chuẩn bị nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *