Kinh nghiệm mở cửa hàng giặt là thành công 100%
Kinh nghiệm mở cửa hàng giặt là thành công 100% là chủ đề của bài viết dưới đây. Hãy cùng abby card tìm hiểu chủ đề này ngay nhé!
Kinh nghiệm khảo sát thị trường trước khi mở cửa hàng giặt là
Để ra quyết định mở cửa hàng giặt là, bạn cần khảo sát thị trường
Để ra quyết định mở cửa hàng giặt là, bạn phải xác định ngay được khách hàng của bạn là những ai? Họ ở đâu và làm gì? ( Doanh nghiệp hay khách hàng lẻ)
- Nếu khách hàng của bạn là doanh nghiệp, bạn phải ký được các hợp đồng lớn về số lượng giặt là hàng ngày, tháng, năm, định mức… để bạn có thể đầu tư dán máy công suất lớn và chọn các hãng máy cao cấp hơn một chút.
- Nếu khách hàng của bạn là cá nhân: Bước chọn địa điểm của bạn phải thực sự gần các khu vực đông dân cư, tầng lớp bận rộn với công việc nhiều và sẵn sàng chi trả cho việc giặt là. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu xem khu vực bạn đang ở đã có bao nhiêu tiệm giặt là, nhu cầu sử dụng giặt thuê có nhiều không? Việc xác định thị trường tốt sẽ giúp bạn thành công hơn khi mở tiệm giặt là.
Lập kế hoạch kinh doanh- một trong những Kinh nghiệm mở cửa hàng giặt thành công
Lập các bước kế hoạch kinh doanh
Đừng cho rằng kinh doanh nhỏ lẻ như mở cửa hàng thì không cần lên kế hoạch cụ thể từ trước. Nếu bạn muốn có một cửa hàng giặt sấy hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả thì thì bản kế hoạch chi tiết là điều rất cần thiết.
Trong bản kế hoạch đó, bạn cần lên trước lịch trình mở cửa hàng theo từng mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn. Như từ lúc thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, thuê nhân viên và đưa vào hoạt động cùng chi phí của mỗi giai đoạn để dự trù nguồn vốn.
Bạn phải có lịch theo dõi và kiểm tra định kỳ tình trạng của các máy giặt, sấy đang được sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần lên lịch về giờ hoạt động hằng ngày của cửa hàng giặt sấy.
Thông thường, nếu bạn đã làm dịch vụ thì phải chấp nhận mở cửa cả 7 ngày mỗi tuần. Bởi vì cuối tuần thường là ngày mọi người có thời gian hơn, nhất là các nhân viên văn phòng sẽ hay tranh thủ gom đồ để đem đi giặt. Đồng thời, bạn nên mở cửa sớm tầm từ 8h sáng đến 9h tối.
Khung giờ này sẽ thuận tiện cho khách hàng hay đi làm sớm vào buổi sáng có thể ghé vào gửi đồ giặt luôn và buổi tối về sau 6h, 7h thì họ vẫn có thể lấy được đồ.
Chọn địa điểm phù hợp để mở cửa hàng giặt là
Chọn địa điểm giặt là phù hợp sẽ quyết định nên việc kinh doanh
Đối với tiệm giặt là thì địa điểm mở cửa hàng cũng là một yếu tố quyết định đến khả năng thu hút khách hàng. Bạn nên dựa vào bản kế hoạch đã lên sẵn từ trước để chọn mặt bằng cho phù hợp.
Nếu khách hàng bạn hướng đến là sinh viên thì hãy tìm nơi gần trường học, còn hộ gia đình thì đặt cửa hàng ở nơi đông dân cư, lưu lượng người qua lại nhiều. Một gợi ý là bạn có thể thuê lại một tiệm giặt là cũ nào đó, tận dụng lượng khách hàng cũ, tiết kiệm chi phí quảng bá.
Mặc dù tiệm giặt là không cần không gian rộng nhưng phải đảm bảo khô thoáng, tránh tình trạng ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị và đồ giặt khách hàng mang tới. Bạn nên trang bị thiết bị hút ẩm, chống bụi cho cửa hàng của mình.
Chuẩn bị vốn kinh doanh cửa hàng giặt là
Xác định vốn để mở cửa hàng giặt là
Với quy mô nhỏ và vừa thì tổng cộng bạn cần khoảng 100 – 150 triệu. Còn nếu bạn muốn mở cửa hàng giặt sấy với quy mô lớn hơn thì số vốn cũng từ 200- 300 triệu trở lên. Trong đó, bao gồm các chi phí về đầu tư và chi phí vận hành.
Chi phí đầu tư
Phí đầu tư gồm tiền thuê mặt bằng, thi công, thiết kế quầy kệ, máy giặt, máy sấy, máy hấp, hóa chất giặt xả, sọt đựng quần áo, móc, bao nilon dùng để đựng đồ sau khi ủi, bàn ủi hơi nước, cân lớn, kệ đựng quần áo, sổ hóa đơn (2 hoặc 3 liên) để đưa cho khách hàng khi nhận/trả đồ, giấy ghi tên khách cùng kim băng cài giấy đó vào đúng quần áo của khách hàng để tránh nhầm lẫn khi trả lại,…
Và chi phí vận hành thì gồm các loại tiền như thuê nhân viên, tiền quảng cáo (chạy marketing), tiền điện nước mỗi tháng, khoản đề phòng rủi ro cần thiết mỗi khi máy móc bị hỏng hay vấn đề kĩ thuật khác, chi phí hao mòn máy móc mỗi tháng, cũng cần thêm một khoản dự trù những tháng đầu kinh doanh chưa có lãi,…
Nếu có điều kiện bạn có thể mua mới toàn bộ để đảm bảo công suất và chất lượng, còn không thì bạn thể mua lại của các tiệm giặt là khác hay thu mua trên mạng.
Nhưng dù mua ở nguồn nào bạn cũng phải chắc chắn rằng máy giặt phải tiết kiệm điện, nước, không bị rò, rỉ và không quá ồn khi hoạt động. Nếu bạn nhắm chừng sẽ có được lượng khách hàng ổn định hay có mối lớn sẵn ngay thì bắt buộc phải dùng máy giặt – sấy công suất lớn.
Chi phí mua máy giặt
Nên chọn máy từ 7 – 9kg, dòng máy lồng ngang bởi chúng giặt sạch hơn lồng đứng. Các dòng máy phù hợp hiện nay là LG, Electrolux, Samsung… giá mỗi máy dao động gần 10 triệu đồng. Bạn có thể đầu tư khoảng 5 – 7 máy giặt là và 2 – 3 máy sấy quần áo là ổn.
Như vậy, chi phí mua máy móc rơi vào khoảng 80 – 100 triệu đồng cho máy mới và khoảng 40 – 50 triệu đồng cho máy cũ. Cũng nên lựa chọn nguồn cung cấp bột giặt, tẩy rửa và nước xả đảm bảo chi phí hợp lý và đem lại hiệu quả, đặc biệt nên chọn loại lưu lại hương thơm lâu trên quần áo được vì khách hàng sẽ thích điều đó.
Đừng bỏ qua chi phí quảng cáo, do đối với cửa hàng mới mở thì làm sao để thu hút người dùng là rất quan trọng. Về chi phí nhân viên, bạn không cần phải thuê quá nhiều người khi mới bắt đầu, chỉ cần khoảng 1 – 2 nhân viên thạo việc là được.
Quảng bá cửa hàng giặt là của bạn- Kinh nghiệm mở cửa hàng giặt
Hoạt động tiếp thị rất quan trọng để thu hút khách hàng
Các hoạt động tiếp thị rất quan trọng nếu bạn muốn thu hút khách hàng đến với tiệm của mình. Ngoài những phương thức truyền thống như: in poster, phát tờ rơi bạn có thể quảng cáo online trên mạng bằng cách đăng tin lên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Hay lập một website quảng bá dịch vụ.
Trong giai đoạn đầu, bạn nên có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng như giảm giá, phát hành thẻ tích điểm, xả thơm miễn phí,…
Một quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn sẽ hỗ trợ bạn quảng bá tốt hơn tiệm giặt. Ngoài việc giá cả hợp lý, với khách hàng thường xuyên đã có thói quen giặt ủi, bạn phải xây dựng thẻ thành viên.
Khách đến chỉ việc check thẻ, không cần hỏi thông tin gì thêm. Bạn cũng đừng quên nhắn tin chăm sóc khách hàng, đưa ra những chương trình khuyến mãi và thông báo với họ.
Chẳng hạn như cửa hàng giặt sấy đang có giảm giá hoặc quà tặng nhỏ đi kèm.
Đến đây là bài viết của abby card về chủ đề này cũng xin được tạm dừng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật các tin tức khác nữa nhé!